Phố Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội

04/05/2018 14:51

Phố Nguyễn Trung Trực bắt đầu từ đường Yên Phụ đến phố Hàng Than cắt ngang qua phố Hồng Phúc.


Phố Nguyễn Trung Trực dài 168m, rộng 6m.

Phố Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội.

Đây nguyên là đất thôn Cận Hàn (đầu phía đông) và thôn Yên Thuận (đầu phía tây) đều thuộc tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận cũ. Còn hai ngôi đền Thượng và Hạ ở chỗ nay là số nhà 25 và 39 phố Hàng Than.

Thời Pháp thuộc là đường số 91 (rue N091), năm 1929 đổi thành phố Tơripenbách (rue Trippenbach). Năm 1945 đổi thành phố Thủ Khoa Trực. Năm 1949 đổi thành Nguyễn Trung Trực cho đúng họ tên.

Nay thuộc phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình.

Nguyễn Trung Trực (1838-1868), có tên nữa là Lịch, người phủ Tân An, tỉnh Định Tường (nay là tỉnh Long An).

Ông thông hiểu chữ Hán, vừa làm nghề nông, vừa làm nghề chài lưới. Ngay khi Pháp đánh chiếm Nam Kỳ, ông đã đứng lên chống lại chúng. Trận đánh nổi tiếng của ông lúc ấy là trận đốt cháy tàu Ét-pê-răng-xơ (Espérance) trên sông Vàm Cỏ Đông tại làng Nhật Tảo vào trưa ngày 10 tháng 12 năm 1861. Tàu đó vốn được dùng làm chỉ huy sở của giặc Pháp ở vùng này (vì chúng không dám lên trên bờ). Trung Trực đã cho một toán nghĩa quân dụ quân giặc lên bến rồi ông cùng 5 chiến thuyền áp tới đánh tàu, khiến bọn giặc còn lại không kịp trở tay, hầu hết bị diệt. Sau trận đó, ông được triều đình Huế phong trào cho chức quản cơ, coi giữ vùng Hà Tiên.

Năm 1867, Pháp chiếm xong Nam Kỳ, triều đình Huế lún sâu vào chính sách đầu hàng, phong trào ông chức lãnh binh rồi gọi ông ra miền Trung. Ông chống lệnh này, lập căn cứ kháng chiến ở đảo Hòn Chông. Rạng sáng 16/6/1868 ông đưa quân về đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá), tiêu diệt toàn bộ quân Pháp đóng ở đó. Sau ông dời sang đảo Phú Quốc. Giặc Pháp huy động một lực lượng lớn đuổi theo, bao vây và tấn công đảo này. Tháng 9/1898, ông bị giặc bắt. Chúng dụ dỗ nhưng ông kiên quyết không đầu hàng. Ông đã nói một câu nổi tiếng “Bao giờ đất này hết cỏ thì mới hết người Nam chống Tây”. Cuố cùng giặc đã đem ông ra hành hình ở Rạch Giá ngày 27/10/1868.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
Phố Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO