Phố Nguyễn Trung Ngạn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

03/08/2019 22:48

Phố Nguyễn Trung Ngạn bắt đầu từ phố Nguyễn Trung Ngạn hiện nay là một phố cụt, ở chỗ số nhà 18 phố Nguyễn Công Trứ rẽ vào có ngách thông sang phố Lò Đúc.

Phố Nguyễn Trung Ngạn dài 46m, rộng 3m.

Đây nguyên là đất thông Yên Hội, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn này hợp với thôn Cảm Ứng thành thôn Cảm Hội (tổng Hậu Nghiêm cũng đổi tên là Thanh Nhàn).

Thời Pháp thuộc, đây là đường 272 (voie 272), có ngách thông sang phố Lò Đúc.

Nay thuộc phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng.

Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Ân Thi, tỉnh Hải Dương. Thuở nhỏ đã nổi tiếng là thần đồng. Năm 16 tuổi (1304) ông đỗ hoàng giáp cùng khoa với Mạc Đĩnh Chi (đỗ trạng nguyên).

Nguyễn Trung Ngạn có tài tổ chức hành chính và kinh tế. Năm 1337, giữ chức Tào vận sứ ở lộ Khoái Châu (nay thuộc Hưng Yên) ông có đặt ra lệ dựng kho chứa thóc thuế để chẩn cấp cho dân nghèo đói. Vua Trần Hiến Tông tán thưởng việc làm này và đã ra lệnh cho các lộ bắt chước làm theo. Năm 1341, ông được cử làm Kinh sư đại doãn tức là chức quan đứng đầu kinh thành Thăng Long.

Ông có thể lại tập thơ chữ Hán gọi là “Giới Hiên thi tập”, biểu lộ một tình cảm yêu mến đất nước, quê hương. Năm 1335 ông theo Trần Minh Tông đi đánh dẹp các tù trưởng nước Lão Qua quấy rối biên giới phía tây Nghệ An. Khi chiến thắng trở về, Minh Tông sai ông làm bài văn bia ghi công khắc lên vách núi thôn Trầm Hương, nay là xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Hà Tĩnh. Bia đó được khắc tháng 12 nhuận, năm Ất Hợi (1335) nay vẫn còn rõ nét.

Ngoài ra, ông cùng Trương Hán Siêu soạn bộ Hình luật thư Hoàng triều đại điển là những pho sách về pháp chế đường thời.

Ở Hà Nội, có nhiều nơi thờ ông, ví dụ đền Tiên Hạ ở trong ngõ Phất Lộc, đền Mỹ Lộc ở phố Nguyễn Hữu Huân, đền Hương Tượng ở phố Mã Mây...

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Phố Nguyễn Trung Ngạn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO