Phố Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, Hà Nội

04/05/2018 14:45

Phố Nguyễn Tri Phương bắt đầu từ phố Phan Đình Phùng đến đường Điện Biên Phủ.


Phố Nguyễn Tri Phương dài 993m, rộng 12-15m.

Phố Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, Hà Nội

So vào bản đồ Hà Nội 1831, đây nguyên là một con đường trong thành cũ, chạy dọc theo phía đông hành cung (con đường chạy dọc phía tây nay là đường Hoàng Diệu).

Thời Pháp thuộc gọi là phố Cửa Nam (rue de la porte Sud) nhưng dân chúng quen gọi là Đường trong thành. Tên hiện nay được đặt từ tháng 6/1964.

Nay thuộc phường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình.

Nguyễn Tri Phương (1800-1873) người làng Chi Long, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên ngày nay. Nhờ có tài năng lỗi lạc và đại đức cao trọng, ông được thăng đến chức vụ đầu triều, nhiều lần giữ chức Thống đốc quân vụ ở Nam Kỳ và Bắc Kỳ. Năm 1858, ông đã cầm quân chống Pháp xâm lược ở cửa biển Đà Nẵng. Năm 1860, ông lại cầm quân chống Pháp ở Gia Định. Lần này, ông bị thương và để mất thành Gia Định nên bị giáng chức. Về sau ông lại được cử làm Kinh lược sứ Bắc Kỳ để đối phó với thực dân Pháp đang lăm le đánh thành Hà Nội. Ông có thái độ cứng rắn đối với những yêu sách vô lý và những khiêu khích của chúng.

Sáng ngày 20/11/1873, chỉ uy quân Pháp là Phơ-răng-xi Gác-ni-ê (Francis Garnier) đánh thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương thân ra chỉ huy chiến đấu ở cửa Nam thành. Ông bị trọng thương và bị bắt, ông kiên quyết cự tuyệt mọi sự cứu chữa cho đến lúc hy sinh. Con trai ông là Nguyễn Lâm cũng hy sinh cạnh cha trong cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội sẽ xây 2 đập dâng trên sông Hồng để phòng chống thiên tai vào năm 2025
    Dự kiến năm 2025 sẽ nghiên cứu khả thi để đưa vào đầu tư xây dựng hai đập dâng Xuân Quan và Long Tửu trên lưu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội.
  • [Video] Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội): 40 năm xây dựng và phát triển
    Trường THPT Sóc Sơn chính thức được thành lập từ năm học (1984 – 1985) theo quyết định ngày 03/01/1985 của UBND Thành phố Hà Nội, đánh dấu bước phát triển mới của ngành Giáo dục huyện Sóc Sơn. Từ những ngày đầu thành lập, trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay trường đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
Phố Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO