Phố Nguyễn Thiếp, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

27/04/2018 11:36

Phố Nguyễn Thiếp bắt đầu từ phố Nguyễn Trung Trực đến phố Hàng Khoai cắt ngang qua các phố Hàng Đậu, Gầm Cầu.


Phố Nguyễn Thiếp dài 272m, rộng 6m.

Phố Nguyễn Thiếp, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đây nguyên là phần đất thôn Phúc Lâm, tổng Tả Túc (sau đổi là tổng Phúc Lâm) huyện Thọ Xương cũ. Đình thôn này nay cón ở số 2 phố Gầm Cầu, cách phố Nguyễn Thiếp chừng vài chục mét về phía đông (xem mục Gầm Cầu).

Ở giữa phố có một ngôi chùa cổ tên là chùa Bà Móc, nay là số nhà 27. Trong chùa có tâm bia mang niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 4 (tức năm 1795) do Nguyễn Cát Địch làm Đốc học ở Quốc Tử Giám soạn, nói về việc tu sửa chùa. Bia đó có tên là “Bà Móc tự phụng sự bi ký” có thể giúp ích trong việc nghiên cứu chính sách tôn giáo đời Tây Sơn. Vào thời Lê, chùa này đã cho một bến sông Hồng mượn tên: bến chùa Bà Móc, ở vào chỗ đầu cầu Long Biên ngày nay. (Thuở đó sông Hồng chảy sát cạnh đê và đê thì cũng còn thấp). Thời Pháp thuộc là đường số 82 (rue N082), năm 1909 đổi thành phố Đuy-răng-tông (rue Duranton). Sau cách mạng, ta đổi là phố Nguyễn Mậu Kiến. Tạm thời chiếm đổi ra tên hiện nay.

Nay thuộc hai phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình và Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm.

Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự Khải Xuyên, La Sơn Phu Tử người làng Nguyệt Ao, huyện La Sơn, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1743 ông đỗ Hương cống, nhưng mãi tới năm 1756 mới chịu ra làm quan; 12 năm sau đó ông đã cáo quan về ẩn trên núi Bùi Phong trong dãy Thiên Nhận (nằm giữa hai huyện Hương Sơn – Thanh Chương cùng tỉnh).

Cuối năm 1788, trên đường ra Bắc đánh quân Mãn Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ dừng ở Nghệ An và đã gặp Nguyễn Thiếp ở Phù Thạch. Năm 1791, Quang Trung giao cho ông chức Viện trưởng Viện Sùng chính là cơ quan phụ trách việc biên dịch các sách kinh, truyện chữ Hán ra chữ Nôm, thực hiện các biện pháp cải cách giáo dục, đào tạo nhân tài; đồng thời ủy cho ông nghiên cứu kế hoạch xây dựng kinh đô mới ở Nghệ An, gọi là “Phượng hoàng trung đô”.

Nhưng ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (16/9/1972) vua Quang Trung từ trần! Cơ nghiệp Tây Sơn suy dần. Công việc của Nguyễn Thiếp không được triều đình chú ý tới nữa.

Khi Gia Long lên ngôi, có mời Nguyễn Thiếp ra làm quan, nhưng ông từ chối (1802).

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Phố Nguyễn Thiếp, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO