Phố Nguyễn Quyền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

16/04/2018 16:22

Phố Nguyễn Quyền bắt đầu từ phố Trần Bình Trọng đến đường Lê Duẩn.


Phố Nguyễn Quyền dài 260m, rộng 6m.

Phố Nguyễn Quyền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đây nguyên là đất thôn Hữu Lê, tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn này nhập vào thông Liên Thủy, thành thôn Liên Đường (tổng Tiền Nghiêm cũng đổi là Vĩnh Xương).

Thời Pháp thuộc đây là đường 170 (voie 170 bis). Năm 1933 đổi tên thành phố Pôn Simôni, năm 1945 đổi thành phố Huấn Quyền, năm 1949 đổi thành phố Nguyễn Quyền. Những lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên này.

Nay thuộc phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng.

Nguyễn Quyền (1870-1942) người thôn Thượng Trì, xã Đại Mão nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ tú tài năm 1897, được bổ làm huấn đạo ở Lạng Sơn nên thường gọi là Huấn Quyền.

Ông là một nhà nho giàu lòng yêu nước. Năm 1907, trước phong trào chống Pháp sôi nổi từ Nam chí Bắc, ông đã từ chức, về Hà Nội cùng Lương Văn Can và một số bạn cùng chú hướng mở tường Đông Kinh nghĩa thục. Ông được cử làm Giám học (tức phụ trách việc giáo vụ). Nhưng trường chỉ tồn tại có 9 tháng thì bị thực dân Pháp bắt đóng cửa. Nguyễn Quyền mở hiệu buôn Hồng Tân Hưng, bên ngoài là hoạt động thương nghiệp nhưng bên trong là nơi liên lạc của những người yêu nước. Đầu năm 1909, thực dân Pháp kiếm cớ đưa Nguyễn Quyền ra tòa, kết án tử hình, sau đổi là khổ sai chung thân, đày ra Côn Đảo. Năm 1914, chúng đưa ông về an trí ở Bến Tre (Nam Bộ). Ông ở đó cho tới ngày mất (tháng 6/1942).

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Bản quyền sáng tạo văn hóa nghệ thuật trong phát triển công nghiệp văn hóa?
    Nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà sáng tạo bỏ nhiều công sức tạo ra tác phẩm, sản phẩm, nhưng ngay chỉ hôm trước hôm sau, tác phẩm đã bị “đạo”, “nhái”, hoặc khai thác trên các nền tảng khác mà không được phép... Nghệ sĩ, nhệ nhân, nhà sáng tạo liệu có thể tự bảo vệ mình trước tình trạng này?
  • Tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thành lập doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thủ đô
    Chiều 18/11, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội phối hợp với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ tổ chức Hội thảo Đánh giá hiện trạng quy định pháp luật và đề xuất, kiến nghị giải pháp chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp, tham gia góp vốn vào doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Quận Hoàn Kiếm tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu
    Chiều 18/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hoàn Kiếm tổ chức tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024; chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024) và kỷ niệm 70 năm thành lập Ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954-2024).
Đừng bỏ lỡ
Phố Nguyễn Quyền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO