Phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

13/04/2018 14:46

Phố Nguyễn Lương Bằng bắt đầu từ ô Chợ Dừa đến ngã ba nối phố Tây Sơn với đường vào khu tâp thể Quân đội Nam Đồng, nay là phố Hồ Đắc Di.

Phố Nguyễn Lương Bằng dài 680m, rộng 15m.

Phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Đất trại Nam Đồng, tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận. Nay thuộc các phường ô Chợ Dừa, Nam Đồng, Quang Trung, quận Đống Đa. Hai bên phố có chiều ngõ đánh theo số nhà, trong đó có ngõ Đình Đông (số 24), ngõ Chùa Nam Đồng (số 64), ngõ Nhà Thờ (nay là đường vào Bệnh viện Đống Đa số 180), ngõ Xã Đàn (số 39), phố có đình Nam Đồng, thờ Lý Thường Kiệt, di tích lịch sử đã xếp hạnh năm 1991.

Thời Pháp thuộc dân gọi là phố Nam Đồng. Sau cách mạng gọi là đường Đống Đa. Thời tạm chiếm gọi lại là Nam Đồng.

Tên phố đặt từ năm 1989. Đến tháng 1/1999 điều chỉnh kéo dài thêm đoạn từ Bệnh viện Đống Đa đến phố Hồ Đắc Di.

Nguyễn Lương Bằng (1904-1979) một trong những cán bộ cộng sản tiền bối, bí danh thường gọi là Sao Đỏ. Ông quê xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước. Hai mươi tuổi đã tham gia cách mạng. Năm 1925 được gặp Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (Trung Quốc). Ông tham gia Hội việt Nam Cách mạng thanh niên, được phái về nước hoạt động trong phong trào công nhân ở Hải Phòng, Sài Gòn. Từ cuối năm 1930-1943, bị Pháp bắt giam nhiều lần, từng hai lần vượt ngục. Sau Cách mạng tháng Tám, ông lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng, ông là người đứng đầu Mặt trận Việt Minh thành lập năm 1941 và là Bộ trưởng Tài chính, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng ban Kiểm tra của Trung ương Đảng các khóa II, III, IV, Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Liên Xô, Tổng Thanh tra của Chính phủ, Phó Chủ tịch nước. rồi Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Ông là tấm gương và mẫu mực về đạo đức cách mạng của người đảng viên cộng sản Việt Nam. 

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO