Phố Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

03/04/2018 11:38

Phố Nguyễn Du bắt đầu từ phố Huế đến đường Lê Duẩn, cắt ngang qua phố Bà Triệu, Quang Trung, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, chạy trên bờ bắc hồ Thiền Quang.

Phố Nguyễn Du dài 1.060m, rộng 10m.

Phố Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đây nguyên là phần đất của bốn phường thôn cũ của huyện Thọ Xương, tính từ đông sang tây là phường Phục Cổ, thôn Thuần Mỹ, thôn Liên Thủy, và thôn Cung Tiên. Phường Phục Cổ và thôn Thuần Mỹ thuộc tổng Tả Nghiêm (sau đổi là tổng Kim Liên), còn hai thôn kia thì thuộc tổng Tiền Nghiêm. Tới giữa thế kỷ XIX thôn Liên Thủy đổi là Liên Đường, còn thôn Cung Tiên hợp với thôn Tứ Mỹ thành thôn Tiên Mỹ (tổng Tiền Nghiêm cũng đổi ra là Vĩnh Xương). Đình của phường Phục Cổ vốn ở chỗ số nhà 16 phố Nguyễn Du ngày nay, đình này mới dỡ vào tháng 7/1967.

Thời Pháp thuộc là 3 đoạn phố: Đường số 68 (voie No68), năm 1919 đổi thành phố Ri-ki-ê (rue Riquier). Đường số 172 (voie No72), năm 1928 đổi thành phố Sác lơ Ha-le (Charles Halais). Đường số 168 (voie No168), năm 1929 đổi thành phố Đuy-phuốc (rue Dufourcq),

Năm 1943 sáp nhập cả 3 phố trên thành phố Nguyễn Du, các lần đổi tên phố vào các năm 1945, 1949 và 1951 tên phố Nguyễn Du đều được giữ nguyên.

Nay thuộc phường Bùi Thị Xuân và Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng.

Nguyễn Du (1766-1820) người làng Tiên Điền, nay thuộc xã Xuân Tiên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ An. Ông là con trai thứ bảy của Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm (và là con trai thứ ba của bà Trần Thị Tần, một vợ lẽ của ông Nghiễm, người làng Hoa thiều, nay là Kim Thiều, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Năm 19 tuổi đi thi hương, ông chỉ đỗ thấp (tương đương với tú tài sau này). Ông có lên Thái Nguyên ở với bố nuôi và giữ một chức quan nhỏ. Khi Tây Sơn ra Bắc, ông lánh về sống ở Thái Bình (quê vợ) một thời gian rồi về ở quê cha. Chính trong mười năm này, sống gần gũi với nhân dân, ông đã học được nhiều điều bổ ích cho tư tưởng cũng như cho sáng tác văn học sau này. Khi Gia Long lên ngôi, tìm dùng con cháu các quan lại nhà Lê cũ, Nguyễn Du được bổ làm Tri huyên Phù Dung (nay là Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên), Tri phủ Thường Tín, Hà Nội, Cai bạ tỉnh Quảng Bình... Năm 1831 ông đi sứ Trung Quốc, khi về được thăng Tham tri bộ Lễ và giữ chức này cho đến khi mất.

Nguyễn Du đã để lại cuốn Truyện Kiều bất hủ cùng nhiều thơ nôm và thư chữ Hán giá trị. Ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Năm 1966 các châu lục đều tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông.

(0) Bình luận
  • Chương trình nghệ thuật “Đa Phúc – Khát vọng Kỷ nguyên mới” chào mừng chính quyền địa phương 2 cấp
    Chào mừng ngày thành lập xã Đa Phúc chính thức đi vào hoạt động từ 1/7/2025 và hướng tới Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030, tối 12/7, tại Nhà Văn hóa thôn Đức Hậu, Đảng ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đa Phúc đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Đa Phúc – Khát vọng Kỷ nguyên mới”.
  • Phường Thanh Xuân: "Trải nghiệm một ngày làm lính cứu hỏa"
    Chương trình "Trải nghiệm một ngày làm lính cứu hỏa” là một trong các hoạt động trong Chiến dịch tình nguyện hè năm 2025 và cao điểm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Phong trào "Bình dân học vụ số"
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trương Việt Dũng vừa ký ban hành Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày 8/7/2025 về việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ, Kế hoạch hành động của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" và Phong trào "Bình dân học vụ số" trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Báo chí Thủ đô đa dạng phương thức tuyên truyền, nâng cao hiệu quả
    Chiều 10/7, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí Thành phố tháng 7/2025. Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Huy Cường chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa
    Sáng 10/7, tại kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghị quyết được thông qua nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, mở đường cho mô hình phát triển kinh tế - văn hóa gắn với bảo tồn di sản, gìn giữ bản sắc Thủ đô.
  • Nhiều chính sách ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải
    Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, sáng 10/7, với tỷ lệ tán thành cao, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố Hà Nội (thực hiện điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật Thủ đô).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Quần thể di tích Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới
    Tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (người Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.
  • Chùm thơ của tác giả Khúc Hồng Thiện
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Khúc Hồng Thiện.
  • Tuần lễ Văn học Phần Lan: Kết nối bạn đọc Việt qua thế giới Moomin
    Chiều 11/7/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng (55 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc “Tuần lễ Văn học Phần Lan – Trưng bày Tove Jansson & Moomins 80”, mở đầu chuỗi hoạt động diễn ra từ ngày 12 đến 20/7/2025. Chương trình do NXB Kim Đồng phối hợp cùng Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam và The Initiative of Children's Book Creative Content (ICBC) tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm ra đời tác phẩm đầu tiên về nhân vật Moomin của nhà văn Tove Jansson.
  • [Inforgaphic] nhiệm vụ của UBND các tỉnh, thành phố về chăm lo đời sống người có công với cách mạng
    Tại Công điện số 102/CĐ-TTg gần đây về việc tiếp tục chăm lo tốt đời sống người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cấp ủy chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm tốt 4 nhiệm vụ trọng tâm. Qua đó làm sâu sắc hơn nữa chủ trương của Đảng, Nhà nước trong công tác người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, “Đền ơn đáp nghĩa”, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • Hình tượng Hồ Chí Minh qua những tư liệu của GS.TS Trình Quang Phú
    Năm 2022, chuyến đi công tác thực tế khu di tích cách mạng Tân Trào, Tuyên Quang giúp tôi có một số sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, cuốn sách “Từ làng sen tới bến Nhà Rồng” và “Đường Bác Hồ đi cứu nước” là hai cuốn sách của tác giả Trình Quang Phú làm tôi ấn tượng nhất.
Đừng bỏ lỡ
Phố Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO