Phố Nguyễn An Ninh, quận Hoàng Mai, Hà Nội

07/03/2018 12:29

Từ đường Trương Định chạy ngoặt khúc qua khu nhà ở Trương Định, vượt sông Lừ, tới phố Vọng (đoạn cuối gấp hình thước thợ ngắt ra lập phố Tương Mai).

        Phố Nguyễn An Ninh dài 930m, rộng 6m.

Phố Nguyễn An Ninh, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Đất các làng Hoàng Mai, Tương Mai, huyện Thanh Trì cũ.

Sau thuộc phường Tương Mai và phường Giáp Bát, quận Hai Bà Trưng. Từ tháng 1/2004 thuộc quận Hoàng Mai.

Tên mới đặt tháng 2/1994 (đến khu nhà ở Trương Định), năm 1995 kéo dài thêm (đến đường Giải Phóng). Tháng 7/2007 điều chỉnh nắn thẳng qua cầu Nguyễn An Ninh đến phố Vọng.

Nguyễn An Ninh (1900-1943) nhà báo, nhà văn, nhà yêu nước, sinh ở làng Trung Chánh, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh) là con của cụ Nguyễn An Khương, một trí thức, văn sĩ đồng thời là một nhà cách mạng, lãnh tụ của phong trào Duy tân ở miền Nam. Năm 1920 ông đỗ cử nhân Luật tại Pháp, trong thời gian ở Paris ông liên hệ với nhà yêu nước Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường và cũng từng tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc. Năm 1922 ông về nước, hoạt động cách mạng, diễn thuyết và ra báo “Chuông rè” (La cloche Fesleé) bằng tiếng Pháp tại Sài Gòn, công kích chế độ thuộc địa và bọn quan lại tham nhũng. Năm 1926 ông bị Pháp bắt giam 18 tháng, do quần chúng đấu tranh, nên ông được “ân xá”, sang Pháp tiếp tục động và làm tiến sĩ Luật. Năm 1928 trở về nước, tích cực hoạt động chống Pháp và lại bị bắt vì tội lập hội kín “Nguyễn An Ninh”. Năm 1930, ra tù viết bài báo Trung lập, Tranh đấu, lại bị bắt. Ông tuyệt thực được quần chúng đấu tranh nên chúng tha rồi lại bắt lại. Tháng 10/1939, bị kết án 5 năm tù và lưu đày đi Côn Đảo, do bị kiệt sức vì bị hành hạ ông đã hy sinh khoảng tháng 7/1943 ở trong tù.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật sẽ khai mạc ngày 3/5
    Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) trên cơ sở là cây cầu đi bộ bắc ngang qua phố Trần Nhật Duật được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2014. Dưới sự chung tay của các nghệ sĩ, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trên cầu đi bộ phố Trần Nhật Duật đã biến không gian công cộng thành một không gian nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Độc đáo “ngõ cổng vòm” giữa lòng Thủ đô
    Thời gian gần đây, ngách 5/1 phố Từ Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) trở thành một địa điểm check-in, chụp hình quen thuộc của người dân Thủ đô. Với lối kiến trúc mộc mạc, con ngách đã trở thành một “góc xưa” giữa Thủ đô hiện đại.
  • Thông tin người phụ nữ bán 3 quả dứa 500 nghìn đồng ở phố cổ cho du khách là không chính xác
    Ngày 1/5, Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng.
  • Hà Nội mùa đông lịch sử
    Đêm Hà Nội những ngày tháng 12, không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ thấp nhất ở mức 7-8 độ C, tôi trằn trọc trở mình trong chăn đệm êm ấm, rưng rưng lắng nghe những ca từ xúc động trong bài hát “Cảm xúc tháng Mười” vang lên từ ngôi nhà kế bên. Ngoài kia gió rít từng cơn thổn thức, những cảm xúc nghẹn ngào thôi thúc tôi dậy mở máy tính, xem lại những thước phim tư liệu về 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô của Hà Nội năm 1946. Từ hiện tại bình yên, tôi đã được trở về với mùa đông lịch sử của thành Rồng - một mùa đông giá buốt nhưng rực lửa.
Đừng bỏ lỡ
Phố Nguyễn An Ninh, quận Hoàng Mai, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO