Phố Mạc Đĩnh Chi, quận Ba Đình, Hà Nội

27/09/2017 11:03

Phố Mạc Đĩnh Chi nằm trong khu vực bán đảo Ngũ Xã bên bờ đông hồ Trúc Bạch (xem mục Ngũ Xã). Từ phố Lạc Chính đến phố Nam Tràng, số nhà 13 là đình Ngũ Xã thờ tổ nghề đúc đồng Nguyễn Minh Không.


Phố Mạc Đĩnh Chi dài 106m, rộng 6m.

Phố Mạc Đĩnh Chi, quận Ba Đình, Hà Nội

Thời Pháp thuộc là đường số 107 (voie N0107), năm 1931 đổi thành phố Mạc Đĩnh Chi, năm 1945 đổi thành phố Bà Huyện Thanh Quan (còn Mạc Đĩnh Chi đặt tên cho phố Trịnh Hoài Đức ngày nay). Năm 1949 lấy lại tên Mạc Đĩnh Chi. Những lần đổi tên sau vẫn giữ nguyễn tên phố này.

Nay thuộc phường Trúc Bạch, quận Ba Đình.

Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) danh thần nhà Trần người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, nay thuộc tỉnh Hải Dương. Ông là dòng dõi Mạc Hiển Tích - trạng nguyên đời Lý. Ông đỗ trạng nguyên năm 1304 đời Trần Anh Tông. Một giai thoại kể rằng vua Trần thấy ông người bé nhỏ và xấu thì có ý không muốn cho đỗ trạng. Ông liền làm bài phú “Ngọc tỉnh liên” tự ví mình như cây sen trong giếng ngọc. Vua xem khen hay, cho đỗ trạng và bổ làm quan. Ông đã từng hai lần đi sứ nhà Nguyên, ứng đối rất giỏi, khiến vua tôi nước này phải khâm phục.

Mạc Đĩnh Chi rất thanh liêm, làm quan đầu triều qua 3 đời vua Trần mà nhà vẫn thanh đạm, thường túng thiếu. Có lần vua Minh Tông sai người lén đem 10 quan tiền đặt trước cửa nhà ông, ông liền vào triều tâu ngay với vua.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phù hợp với bối cảnh mới
    Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung, ưu tiên nhiều nguồn lực cho phát triển văn hoá, góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng như của Thành phố.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Đừng bỏ lỡ
Phố Mạc Đĩnh Chi, quận Ba Đình, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO