Phố Lý Văn Phúc, quận Đống Đa, Hà Nội

27/09/2017 09:02

Là một phố cụt, ở bên dãy số lẻ phố Nguyễn Thái Học, chỗ số nhà 161 rẽ vào. Đây nguyên là đất thôn Cổ Thành tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn này hợp với thông Hậu Giám thành thôn Cổ Giám, tổng Yên Hòa.


Phố Lý Văn Phúc dài 120m, rộng 6m.

Phố Lý Văn Phúc, quận Đống Đa, Hà Nội

Thời Pháp thuộc, đây là đường số 204 (voie N 204). Năm 1949 đổi thành phố Lý Văn Phức.

Nay thuộc phường Cát Linh, quận Đống Đa.

Lý Văn Phúc (1785-1849) người Việt gốc Hoa quê làng Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận cũ, nay là phường Bưởi, quận Tây Hồ.

Ông đỗ cử nhân năm 1819, được bổ làm quan dưới triều Minh Mạng, Thiệu Trị, từng đi sứ Bắc Kinh, đi giao thiệp mua bán hàng hóa cho nhà vua ở Lữ Tống (Phi-líp-pin), Tân-gia-ba (Singapore), Qua-oa (In-đô-nê-xi-a)...

Lý Văn Phức viết nhiều. Trừ Nhị thập tứ hiếu (chuyện 24 người con có tiếng là hiếu đễ), viết bằng thơ lục bát, chứa đựng một thế giới quan phong kiến, lạc hậu, còn thì phần lớn các truyện nôm khác như “Tây sương”, “Ngọc Kiều Lê” đều có giá trị nhân đạo khá rõ rệt.

Ông còn là tác giả nhiều sách ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong những lần đi ra nước ngoài, đó là những tài liệu quý về địa lý, lịch sử, dân tộc học...

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Phố Lý Văn Phúc, quận Đống Đa, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO