Phố Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

27/09/2017 08:45

Từ phố Lò Sũ đến phố Tràng Tiền, gần quảng trường 19/8 (Nhà hát thành phố) cắt ngang qua phố Trần Nguyên Hãn, Ngô Quyền, Lê Lai, Lê Phụng Hiểu.


Phố Lý Thái Tổ dài 882m, rộng 12m.


Phố Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Đây nguyên là dải đất chạy men theo bức tường phía đông của tòa thành đất bao quanh thành Thăng Long xưa (hoặc có thể chính là bức tường thành ấy). Bên dãy phía đông là đất các thôn Tả Lâu, Trừng Thanh Hạ Kiếm Hồ, Vọng Hà thuộc tổng Tả Túc, sau đổi là tổng Phúc Lâm. Còn bên dãy phía tây là đất các thôn Nhiễm Thượng, Hậu Bi, Hậu Lâu thuộc tổng Hữu túc, sau đổi là tổng Đông Thọ, tất cả đều thuộc huyện Thọ Xương cũ.

Thời Pháp thuộc, năm 1894 gọi là đại lộ Đô đốc Cuốc-bê (boulevard Amiral Courbet), năm 1945 đổi tên thành phố Lý Thái Tổ, năm 1949 và 1951 gọi là đại lộ Lý Thái Tổ, nay là phố Lý Thái Tổ.

Đây cũng là một phố mà Pháp đã quy hoạch ngay từ những ngày đầu cai trị. Từ những năm 90 của thế kỷ XIX, ở giữa phố này, nhìn ra vương hoa Pôn Be (tức vườn hoa Chí Linh ngày nay) Pháp đã xây “nhà băng Đông Dương”. (Tới năm 1926 Pháp xây dựng lại theo kiến trúc mới, năm 1930 hoàn thành, tức nhà Ngân hàng nhà nước ngày nay). Tới đầu thế kỷ XX, Pháp xây trường tiểu học Cuốc bê, tức trường Hàng Vôi, nay là trường Nguyễn Du (số nhà 25 - 27), nhà Xéc, (Cercle du l’union) tức câu lạc bộ của Pháp (số nhà 38), nhà thờ Tin Lành ở số nhà 61, Câu lạc bộ cựu chiến binh (nay là Câu lạc bộ Đoàn kết) và vườn trẻ Ấu Trĩ viên ở khu vực số nhà 34-36.

Ngày nay, phố Lý Thái Tổ có Nhà văn hóa thiếu nhi dựng trên nền của Ấu Trĩ viên cũ, kiên trúc đẹp và thoáng làm nơi vui chơi học tập cho thiếu nhi Thủ đô.

Ngoài ra phố này có một ngôi nhà đã được Bác Hồ đến làm việc. Đó là nhà số 38, nhà Xéc Tây cũ. Nơi đây ngày 6/3/1946, Bác Hồ đã cùng những người thay mặt nước Cộng hòa Pháp kỳ “Hiệp định sơ bộ mùng 6 tháng 3”.

Lý Thái Tổ (974-1028) là miếu hiệu của Lý Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, nay là vùng Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Mẹ họ Phạm, năm Công Uẩn lên ba tuổi, làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Văn. Từ đó Công Uẩn mới có họ Lý. Thuở nhỏ theo học sư Vạn Hạnh, lớn lên ông theo nghề võ. Năm Lê Ngọa Triều mất (1009), ông 35 tuổi, đang làm chức Điện tiền chỉ huy sứ, được triều đình tôn lên ngôi vua. Thế là ông trở thành người sáng lập ra triều Lý gồm 9 đời vua, kéo dài 216 năm. Ông lấy niên hiệu là Thuận Thiên ( thuận theo lòng trời). Sau khi mất, triều đình tôn là Lý Thái Tổ.

Sau khi lên ngôi vua, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra đóng ở thành Đại La và đổi tên thành này là Thăng Long. Từ đó, Thăng Long với hình tượng “rồng bay lên” đẹp đẽ và đầy tự hào, tượng trưng cho khí thế vương lên của dân tộc, trơ thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cửu Long Giang khói lửa – Kí họa và thơ”: Kí ức nghệ thuật giữa lửa đạn chiến tranh
    Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bạn đọc cuốn sách “Cửu Long Giang khói lửa – Kí họa và thơ”. Đây là một art book gồm những kí họa, tranh màu nước, thơ và thư từ của các họa sĩ - chiến sĩ được sáng tác ngay giữa chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm do Sherry Buchanan và Nam Anandaroopa Nguyen biên soạn, dịch giả Phan Thanh Hảo chuyển ngữ sang tiếng Việt.
  • Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền Văn học, Nghệ thuật Việt Nam sau Ngày Thống nhất đất nước
    Sáng 25/4/2025, tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền Văn học, Nghệ thuật Việt Nam sau Ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Trưng bày “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi dậy hào khí của Đại thắng mùa Xuân 1975
    Thông tin từ Bảo tàng Hồ Chí Minh (19 Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP. Hà Nội) vừa cho biết, từ ngày 23/4 đến 10/8/2025, Bảo tàng mở trưng bày chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui” nhằm Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
  • Ngành giáo dục Thủ đô đẩy mạnh tuyên truyền Kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
    Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Vương Hương Giang vừa ký ban hành hướng dẫn tuyên truyền 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trong các nhà trường, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố. Chủ đề tuyên truyền là “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc và ý chí thống nhất đất nước”.
  • 50 năm sân khấu Hà Nội: Thành tựu và thách thức
    Sáng 25/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã trang trọng tổ chức hội thảo "Thành tựu 50 năm sân khấu Thủ đô". Tại buổi hội thảo, các văn nghệ sĩ đã đóng góp nhiều tham luận giá trị về những thành tựu, hạn chế và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam trong thời kỳ mới.
Đừng bỏ lỡ
Phố Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO