Phố Lý Đạo Thành, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

26/09/2017 08:17

Từ phố Tông Đản đến phố Lý Thái Tổ. Đây là phần đất thôn Hậu Lâu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn này hợp lại với thôn Hậu Bi thành ra thôn Cựu Lâu, tổng Đông Thọ.


Phố Lý Đạo Thành dài 140m, rộng 6m.

Phố Lý Đạo Thành, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Thời Pháp thuộc, đây là phố đại úy La-bơ-rút-xơ (rue capitaine Labrousse). Năm 1945 đổi tên thành phố Nguyễn Thành Hiên, năm 1949 đổi tên là phố Lý Đạo Thành. Những lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên này.

Nay thuộc phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm.

Lý Đạo Thành (? - 1080)  đại thần đời Lý Thánh Tông, vốn là tôn thất nhà Lý, quê ở làng Cổ Pháp (nay là Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Nhưng “Đại Nam nhất thống chí” lại chép ông quê xã ĐôngNgàn tức này là xã Đông Hội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.

Ông từng làm thái sư đời Lý Thánh Tông (1052 - 1072). Đời Nhân Tông (1072 - 1128) có lần bị giáng chức, làm trấn thủ vùng Nghệ An, nhưng chỉ ít lâu sau lại được gọi về triều giữ chức Thái sư như cũ.

Lý Đạo Thành là một người cương trực, có tài năng tổ chức bộ máy nhà nước, góp phần không nhỏ vào việc chống quân Tống xâm lược thời đó, thực hiện những điều lợi ích cho dân. Lúc đương thời ông được mọi người kính trọng.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trưng bày "Non sông liền một dải": Tái hiện hành trình thống nhất thiêng liêng của dân tộc
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải” nhằm tái hiện hành trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • “Di sản công nghiệp” - nguồn lực để Hà Nội tạo ra các trung tâm công nghiệp văn hóa
    Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) được Thành phố Hà Nội xác định là một trong những chủ trương quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng, phát triển trung tâm CNVH, trong đó Thành phố có thể tái sử dụng và hồi sinh các “di sản công nghiệp” để mở ra các không gian sáng tạo.
  • Hồi sinh nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại
    Nghệ thuật truyền thống là một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa Việt Nam, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc qua bao thế hệ. Từ những câu hò, điệu lý, làn điệu chèo, tuồng, cải lương, đến tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống hay nghệ thuật múa rối nước… tất cả đều mang trong mình hơi thở của lịch sử và tâm hồn Việt. Tuy nhiên, trong guồng quay của nền kinh tế thị trường và sự lên ngôi của các loại hình giải trí hiện đại, nghệ thuật truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện đại - đó là yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.
  • Hà Nội yêu cầu đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
    UBND TP Hà Nội vừa có Công văn số 1541/UBND-ĐT chỉ đạo các đơn vị bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2025.
  • Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" được thực hiện tại 3 điểm cầu của 3 miền Bắc, Trung, Nam.
    Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ được thực hiện tại 3 điểm cầu ở Hà Nội, Quảng Trị và TP.HCM.
Đừng bỏ lỡ
Phố Lý Đạo Thành, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO