Phố Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

26/09/2017 08:14

Từ đoạn nối của đường Trần Khánh Dư với đường Nguyễn Khoái (cạnh Xí nghiệp Chế biến thực phẩm xuất khẩu) đi chéo đến đường Trần Khát Chân.


Phố Lương Yên dài 500m, rộng 8m.

Phố Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Lương Yên  là một thôn mới đặt từ khoảng giữa thế kỷ XIX thuộc tổng Thanh Nhà, huyện Thọ Xương cũ.

Trước đó, khi còn là tổng Hậu Nghiêm thì Lương Yên là hai thôn: Lương Xá và Yên Xá là khu vực các phố Nguyễn Huy Tự, Lê Quý Đôn, Lương Yên ngày nay. Còn thôn Lương Xá thì là làng Lương Yên, nay vẫn còn nguyên vẹn ở cuối phố Lò Đúc. Trong thôn có ngôi đình xây dựng từ năm 1849, thờ một nữ thần gọi là Vua Bà, không rõ lai lịch.

Thời Pháp thuộc gọi là đường Lò Lợn (route de l’Abattoir) có từ năm 1889 sau được đánh số là đường số 159 (voie N0 159). Năm 1945 được đổi thành phố Thúy Ái, sau năm 1945 đổi thành phố Lương Yên.

Nay thuộc phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng.

Trong những ngày đầu của cuộc Toàn quốc kháng chiến, thực dân Pháp chiếm ngay Lò Lợn (lò sát sinh ở giữa phố này) làm vị trị đóng quân để từ đó đánh nống ra vùng ngoại thành phía Nam. Nhưng ngay đến 23/12/1946 tự vệ khu phố phối hợp với các chiến sĩ Vệ quốc đoàn đã tấn công vị trí này, diệt 15 tên giặc. Tới ngày 3/1/1947, 150 tên giặc cùng 2 xe tăng, 2 xe bọc sắt, 10 ô tô vận tải từ Lò Lợn đánh xuống Vĩnh Tuy. Một trung đội Vệ quốc đoàn bố trí phục kích dọc phố Lương Yên cho tới đường Lãng Yên, và trận chiến đấu nổ ra rất ác liệt... Cuối cùng giặc Pháp phải rút về Lò Lợn, bỏ dở cuộc hành quân. Thuở trước khu này toàn là nhà lá lụp xụp tăm tối. Sau đó có nhà máy cơ khí Lương Yên ở nơi đầu phố sản xuất các loại máy công cụ phục vụ công nghiệp, y tế và hàng tiêu dùng... Hai bên phố cũng đã mọc lên những khu nhà ở khang trang của nhân dân lao động. 

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, ngành, quận huyện
    Sở Nội vụ Hà Nội vừa thông báo về việc tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, cơ quan tương đương sở, Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Ấn tượng triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”
    Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 10/2024.
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
Phố Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO