Phố Lê Quý Đôn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

08/09/2017 17:20

Phố Lê Quý Đôn dài 200m, rộng 8m. Từ đường Trần Khánh Dư đến phố Nguyễn Cao.

Phố Lê Quý Đôn dài 200m, rộng 8m.

Phố Lê Quý Đôn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Từ đường Trần Khánh Dư đến phố Nguyễn Cao.

Đây nguyên là đất thôn Yên (An) Xá thuộc tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn này hợp với thôn Hậu Nghiêm cũng đã đổi ra là tổng Thanh Nhàn.

Thời Pháp thuộc, phố này gọi là phố Macxen Lêgiê (rue Marcel Léger). Cũng trong thời Pháp thuộc, phố Lương Văn Can được đặt là phố Lê Quý Đôn. Năm 1945 đổi tên thành phố Ấu Triệu, năm 1949 đổi thành phố Cấm Chỉ, năm 1951 đổi thành phố Lê Quý Đôn.

Nay thuộc phường Bạch Đằng, quận Ha Bà Trưng.

Lê Quý Đôn (1726 - 1784) tên thật là Lê Danh Phương hiệu Quế Đường, quê ở làng Phú Hậu, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình. Ông là một học giả xuất sắc của thế kỷ XVIII. Đỗ bảng nhãn, ông vào làm ở tòa Hàn lâm rồi sung giữ việc soạn quốc sử. Năm 1760 đi sứ Trung Quốc. Trong dịp này ông có dịp đọc những bản dịch các sách khoa học của phương Tây thời đó.

Về nước ít lâu, do bị dèm pha nên ông về nghỉ ở nhà, lấy việc soạn sách làm vui. Năm 1767, Trịnh Sâm lên ngôi chúa, lại vời ông ra thăng đến chức Bồi tụng. Năm 1776, ông được cử giữ chức Tham thị đạo Thuận Quảng, rồi ít lâu sau lại về Thăng Long giữ các chức Thị lang, Đô ngự sử... Năm 1783, ông làm hiệp trấn Nghệ An rồi lại về triều giữ chức Công bộ Thượng thư. Ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn (1784), ông mất ở quê mẹ là làng Nguyễn Xá (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay).

Lê Quý Đôn là nhà bác học, nhà văn hóa lớn đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: sáng tác, sưu tầm, lịch sử, triết học, kinh tế, địa lý như: Phủ biên tạp lục, Vân đài loạn ngữ, Kiến văn tiểu lục, Đại Việt thông sử mang tính bách khoa thư.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Phở bò Việt Nam là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới
    Phở bò được nhiều khách quốc tế biết đến nhất trong ẩm thực Việt Nam, nằm trong top 20 món soup ngon hàng đầu thế giới do CNN chọn.
  • Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê tại đê Hữu Đáy, huyện Quốc Oai
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy trên địa bàn huyện Quốc Oai và ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để ngăn chặn sạt lở mái đê.
Đừng bỏ lỡ
Phố Lê Quý Đôn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO