Phố Hoàng Đạo Thúy, quận Cầu Giấy, Hà Nội

21/08/2017 16:08

Phố Hoàng Đạo Thúy dài 1.100m, rộng 40m. Từ đường Lê Văn Lương qua khu chung cư 17 tầng của khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính đến đường Trần Duy Hưng.

Phố Hoàng Đạo Thúy dài 1.100m, rộng 40m.

Phố Hoàng Đạo Thúy, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Từ đường Lê Văn Lương qua khu chung cư 17 tầng của khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính đến đường Trần Duy Hưng.

Nay thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy.

Tên phố mới đặt tháng 8/2005.

Hoàng Đạo Thúy (1900 – 1994), nguyên quán ở thôn Kim Lũ, thường gọi là làng Lủ, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội). Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, thuở nhỏ học tại Trường Bưởi (Hà Nội) làm giáo viên tiểu học Trường Sinh Từ vào những năm 1925. Ông đã sáng lập Tổ chức hướng đạo sinh là một tổ chức xã hội tập hợp lực lượng thanh thiếu niên và giáo dục tinh thần yêu nước trau dồi thể lực, là lực lượng nòng cốt của phong trào thể dục thể thao của thế hệ thanh niên Việt Nam trước cách mạng.

Năm 1940 ông là thành viên Ban biên tập báo Thanh nghị, phụ trách các vấn đề giáo dục, văn hóa, hướng dẫn thanh niên theo phương pháp hướng đạo. Cũng trong thời gian này, ông đã tham gia hoạt động trong phong trào truyền bá Quốc ngữ, phong trào cứu tế xã hội ở miền Bắc, là hội viên Hội Tân Việt. Tháng 6/1945 ông là đại biểu Quốc dân Đại hội Tân Trào.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông gia nhập quân đội được phong quân hàm đại tá (1958). Ông đã từng giữ các chức vụ: là Cục trưởng đầu tiên của Cục Thông tin liên lạc Bộ Quốc phòng, Giám đốc trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Giao thông dân binh, Cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng tham mưu, Trưởng ban Thông tin chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 1962, ông chuyên ngành sang Ủy ban Dân tộc Trung ương. Ông là đại biểu Quốc hội khóa I và II.

Ngoài một thủ lĩnh hướng đạo, nhà giáo, nhà quân sự… ông còn là một nhà văn có uy tín trong làng văn. Một số tác phẩm của ông gồm: Hướng đạo sinh (1929), Bác Hai Bền (1941), Trai nước Nam làm gì? (1943), Nghề Thầy (1944), Ông cha đánh giặc thế nào? (1959), Phố phường Hà Nội xưa (1974), Lên đường hạnh phúc (1985), Đất nước ta (1989)…

Các tác phẩm ông viết về Hà Nội đã được tặng giải thưởng Thăng Long của Thủ đô Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Tổ chức các giải thể thao chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại các quận, huyện, thị xã
    UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024) nhằm động viên nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
  • Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến các dự án luật Di sản văn hóa
    Những góp ý các dự án luật Di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổng hợp, có ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • HĐND Thành phố Hà Nội thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025
    Với 100% đại biểu có mặt tại Kỳ họp Chuyên đề thứ 16 diễn ra sáng 15/5 tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
  • Nghệ sĩ Nhật Bản đưa Ninja và Samurai lên sân khấu xiếc Việt
    Chương trình xiếc, ảo thuật "Ninja magic show" của nhóm nghệ sỹ Nhật Bản từng gây tiếng vang tại nhiều nước trên thế giới sẽ đến với khán giả Việt Nam từ ngày 18-26/5.
  • Giới thiệu 55 tác phẩm vẽ về Bác của họa sĩ Việt kiều Đào Trọng Lý
    Từ ngày 17/5 đến 22/5/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ” của họa sĩ Đào Trọng Lý.
  • Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ
    Tối 14/5, Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội 2024” (cụm 1) tiếp tục diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thành phố (quận Hà Đông), với những phần trình diễn ca múa nhạc đặc sắc, để lại ấn tượng và góp phần bồi đắp tình yêu quê hương đất nước tới công chúng.
Phố Hoàng Đạo Thúy, quận Cầu Giấy, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO