Phố Hàng Thiếc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

14/08/2017 10:19

Phố Hàng Thiếc dài 144m, rộng 6m. Từ cuối phố Hàng Bồ đến phố Hàng Nón.

Phố Hàng Thiếc dài 144m, rộng 6m.

Phố Hàng Thiếc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Từ cuối phố Hàng Bồ đến phố Hàng Nón.

Đây nguyên là đất thôn Yên Nội (giáp thôn Đông Thành) tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.

Tên phố có từ trước thời Pháp thuộc. Sau người Pháp gọi là phố thợ thiếc (rue des Ferblanctiers). Năm 1945 đổi tên là phố Hàng Thiếc theo cách gọi quen thuộc của nhân dân. Các lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên này.

Nay thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm.

Ngày nay đây là nơi tập trung các nhà sản xuất những mặt hàng bằng tôn, kẽm, sắt tây và gương soi. Nhưng trước thời Pháp thuộc, tức là trước khi có các loại tôn lá, kẽm lá, sắt tây thì phố này là nơi sản xuất và bày ấm, khay đựng chén, chóp nón, bình đựng chè… Vì vậy mà có tên là phố Hàng Thiếc (còn về nghề tráng gương thì các cửa hàng loại này quây quần ở thôn Cổ Vũ nay là ngã tư Hàng Bông – Hàng Hòm. Ở số nhà 2 phố Hàng Bông vẫn còn đền thờ ông tổ nghề tráng gương).

Phố Hàng Thiếc và phố Hàng Nón cùng là đất thôn Yên Nội, cho nên đình thôn Yên Nội ở số nhà 42 Hàng Nón, đền thờ ông tổ nghề thiếc ở số nhà 2 của phố này.

Trong những ngày đầu của cuộc Toàn quốc kháng chiến, phố Hàng Thiếc thực sự là mặt trận. Lúc đó phố này là ranh giới phía Tây của Liên khu I. Cho tới hết tháng 1/1947 thực dân Pháp vẫn không chiếm nổi phố này. Chúng cho máy bay dội bom xuống hai bên phố. Nhưng hễ bộ binh của chúng tới là gặp phải làn đạn bảo vệ của các chiến sĩ ta. Ngày 6/2, sau khi cho máy bay dội bom, địch từ Cửa Đông tiến ra Hàng Nón định đánh ngược vào Hàng Thiếc. Nhưng bảy lần chúng xông lên là bảy lần chúng phải lùi lại. Các chiến sĩ của tiểu đoàn 102 thuộc Trung đoàn Thủ đô đã kiên cường giữ từng căn nhà, từng góc phố, ta và địch giành giật nhau từng thước đất, hàng trăm tên địch phải bỏ mạng ở phố này. Năm 1947 Thành phố đã cho gắn biển di tích lưu niệm tại bức tường hồi nhà số 5 phố này để ghi lại chiến tích anh hùng đó của quân và dân Hà Nội.

(0) Bình luận
  • Hà Nội triển khai ứng phó với bão số 3
    Để ứng phó với bão số 3, UBND thành phố Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tiếp tục thực hiện nghiêm các công điện, văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố; tiếp tục theo dõi tinh hình thời tiết, thiên tai; tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão
  • Diễn biến của bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội
    Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội vừa có báo cáo nhanh về tình hình diễn biến của cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3
    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Công điện số 11 /CĐ-UBND ngày 6/9/2024 về việc tập trung, ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.
  • Người dân Hà Nội tích trữ thực phẩm trước cơn bão số 3
    Với tâm lý lo ngại cơn bão số 3 đổ về gây mưa to, khiến việc đi lại khó khăn nên nhiều người dân Hà Nội đã chủ động mua tích trữ thực phẩm, rau xanh, thịt cá khiến cho các mặt hàng này trở nên đắt khách. Phóng viên Tạp chí điện tử Người Hà Nội đã có mặt tại một số siêu thị, chợ dân sinh ghi lại hình ảnh mua sắm thực phẩm của người dân trong chiều ngày 6/9.
  • Hà Nội phát động chương trình tiêu dùng xanh, bền vững
    Sáng 6/9, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Cầu Giấy và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ phát động tiêu dùng xanh, bền vững và Chương trình liên kết hợp tác bền vững giữa cơ sở phân phối bán lẻ và các nhà cung ứng về sản phẩm thân thiện môi trường.
  • Hà Nội chủ động phương án ứng phó với cơn bão số 3
    Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Công điện số 10/CĐ-UBND chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 3 Yagi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • [Video] Hương sắc Quảng Phú Cầu
    Có tuổi đời hơn trăm năm, làng hương Quảng Phú Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) đã trở thành điểm đến của nhiều du khách trong nước và quốc tế khi đến Thủ đô Hà Nội. Đến với Quảng Phú Cầu là đến với những gam màu rực rỡ, đến với những người làm nghề thân thiện, hiền hòa. Mặc cho những biến đổi của đời sống xã hội, những thăng trầm của thời gian, người dân nơi đây vẫn gắn bó cùng nghề làm hương truyền thống ông cha để lại.
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Hà Nội triển khai ứng phó với bão số 3
    Để ứng phó với bão số 3, UBND thành phố Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tiếp tục thực hiện nghiêm các công điện, văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố; tiếp tục theo dõi tinh hình thời tiết, thiên tai; tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão
  • Tăng thời gian đóng cửa sân bay Nội Bài để ứng phó với bão số 3
    Cục Hàng không Việt Nam quyết định kéo dài thời gian tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại Cảng HKQT Nội Bài thêm 2 giờ, từ 10h00 đến 21h00 ngày 7/9/2024.
Đừng bỏ lỡ
Phố Hàng Thiếc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO