Phố Đinh Lễ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

07/07/2017 14:10

Phố Đinh Lễ dài 200m, rộng 8m.

Phố Đinh Lễ dài 200m, rộng 8m.

Phố Đinh Lễ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Từ phố Ngô Quyền đến phố Đinh Tiên Hoàng.

Đây nguyên là một con ngòi chảy bên cạnh tòa lầu Ngũ Long đời Lê – Trịnh (sang đời Nguyễn, lầu này đổ nát). Tới năm 1842, tổng đốc Hà Ninh là Nguyễn Đăng Giai mới quyên tiền dân xây một ngôi chùa tráng lệ trên nền lầu Ngũ Long cũ, gọi là chùa Báo Ân.

Bản đồ Hà Nội 1884 vẫn còn vẽ ngòi nước này.

Như vậy, phố Đinh Lễ vào đầu thế kỷ XIX là thuộc về địa phận thôn Hậu Lâu (tức thôn ở đàng sau Ngũ Long Lâu), tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương. Sang giữa thế kỷ XIX thôn Hậu Lâu hợp với thôn Hậu Bi (tức đàng sau bia) thành thôn Cựu Lâu (và tổng Hữu Túc đổi ra là Đông Thọ).

Thời Pháp thuộc là phố Anh-tăng-đăng (rue Intendance) được xây dựng xong vào năm 1893 trên cơ sở lấp đầm ngăn cách đại lộ Henri Rivière (phố Ngô Quyền) với hồ Gươm. Năm 1919 phố Anh-tăng-đăng được đổi thành phố Phu-rét (rue Fourès), năm 1945 đổi thành phố Tô Hiến Thành, năm 1949 đổi thành phố Đinh Lễ, năm 1951 vẫn giữ nguyên tên phố Đinh Lễ.

Nay thuộc phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm.

Đinh Lễ (? – 1427) là anh ruột Đinh Liệt và là cháu gọi Lê Lợi bằng cậu ruột. Ông người Thủy Cối Cối (huyện Lương Giang, tức huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Năm 1418, khi Lê Lợi khởi binh ở Lam Sơn thì Đinh Lễ đã là một trong những tướng lĩnh của nghĩa quân. Từ đó ông có mặt ở hầu hết các chiến trường chính: trận Khả Lưu (Anh Sơn – Nghệ An) năm 1424, trận Diễn Châu (Nghệ Tĩnh) năm 1425, và nhất là trận Tốt Động – Chúc Động (Chương Mỹ - Hà Tây cũ) tháng 11/1426. Năm 1427, vào ngày mùng 4 tháng 4, trong khi truy kích địch đến làng Mi Đông (nay là vùng Kẻ Mơ, Mai Động, Hoàng Mai thuộc quận Hoàng Mai) ông và Nguyễn Xí bị sa vào tay giặc, Nguyễn Xí trốn thoát còn Đinh Lễ thì bị giặc sát hại.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Phố Đinh Lễ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO