Phó chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk nói gì về việc chưa có bằng đại học?

Cao Nguyên/NLĐ| 13/12/2018 20:18

Phó chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk thừa nhận chưa được cấp bằng đại học nhưng khẳng định ông đã tốt nghiệp đại học và không có gian dối trong việc kê khai lý lịch cán bộ.

Sáng 13-12, phóng viênđã trao đổi với ông Nguyễn Thanh Hiệp, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk về vấn đề ông Hiệp chưa có bằngđại học.
Phó chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk nói gì về việc chưa có bằng đại học? - Ảnh 1.

Quyết định của Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Đắk Lắk

Theo ông Hiệp, ông học đại học ngành lâm sinh tại Trường ĐH Tây Nguyên khóa 1984-1988. Thời điểm đó, sau khi tốt nghiệp, sinh viên không phải đi xin việc mà chính quyền phân công. Do đó, sau khi học xong, căn cứ vào quyết định số 15 ngày 5-4-1989 của Trường ĐH Tây Nguyên, Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã điều động ông Hiệp nhận công tác tại Lâm trường Krông Ana.

Theo quyết định của Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Đắk Lắk mà ông Hiệp cung cấp cho phóng viên thì quyết định này cũng ghi thời gian tập sự là 16 tháng được hưởng 100% lương khởi điểm. Qua thời gian tập sự cơ quan chủ quản xem xét nếu đủ điều kiện thì đề nghị công nhận vào biên chế chính thức.

Phó chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk nói gì về việc chưa có bằng đại học? - Ảnh 2.

Trường ĐH Tây Nguyên chỉ cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình cho ông Hiệp

Cũng theo ông Hiệp, thời điểm đó, sau khi học xong, sinh viên phải đi tập sự 16 tháng, được xác nhận rồi về trường mới được cấp bằng chứ không phải như bây giờ. Tuy nhiên, khi ông mới thực tập được 4 tháng thì Lâm trường Krông Ana giải thể, ông không được xác nhận hoàn thành thời gian tập sự. Sau một thời gian công tác tại xã Hòa Đông (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), ông quay về trường xin rút bằng thì nhà trường nói ông chưa đủ thời gian tập sự nên chưa cấp bằng. Khi ông giải thích lý do đơn vị tập sự giải thể thì nhà trường yêu cầu phải cung cấp quyết định số 15 nhưng quyết định này của nhà trường, ông không có nên không được cấp bằng. "Mọi việc đã rõ rồi, tôi cũng nhất thiết phải có bằng mà đề nghị xác nhận cho tôi đã có học và đã tốt nghiệp và nhà trường đã xác nhận đầy đủ. Tôi cũng lưu giữ các tài liệu, có cả quyển đăng ký tốt nghiệp có đầy đủ điểm học của 4 năm, có điểm tốt nghiệp, xác nhận của khoa, của trường. Tôi đã tốt nghiệp đại học và thời gian 16 tháng là thời gian tập sự, không phải thời gian trong chương trình học" – ông Hiệp nói thêm.

Trả lời câu hỏi trong hồ sơ lý lịch ông kê khai có gì sai so với thực tế hay không, ông Hiệp cho rằng không có gì sai cả và ông liên tục gửi quyển tốt nghiệp tới cơ quan chức năng. Người thật việc thật.

Khi phóng viên thắc mắc về việc theo quy định công tác tổ chức cán bộ thì phải có bằng cấp ông Hiệp nói: "Đồng ý, nhưng tôi có bằng chứng để chứng minh. Lý do chưa được cấp bằng là do yếu tố lịch sử để lại chứ đâu phải do tôi".

Phó chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk nói gì về việc chưa có bằng đại học? - Ảnh 3.

Thông báo của Trường ĐH Tây Nguyên về bằng cấp của ông Hiệp

Như Báo đã phản ánh, theo thông báo của Trường ĐH Tây Nguyên, ngày 16-7, đại diện Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và ông Nguyễn Thanh Hiệp đã làm việc với Phòng Đào tạo, Trường ĐH Tây Nguyên về việc đề nghị thẩm tra, xác minh việc không cấp bằng đại học cho sinh viên Nguyễn Thanh Hiệp. Qua kiểm tra hồ sơ lưu trữ về việc cấp phát bằng tốt nghiệp tại Phòng Đào tạo, Trường Đại học Tây Nguyên đã xác định rõ nhà trường chưa cấp bằng tốt nghiệp đại học cho sinh viên Nguyễn Thanh Hiệp, vì tại thời điểm đó sinh viên này chưa hoàn thành thời gian tập sự 16 tháng theo quy định của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo - PV). Trường ĐH chỉ cấp cho ông Nguyễn Thanh Hiệp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đại học ngành lâm sinh.

Ông Y Biêr Niê, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk, cho biết sau khi có kết quả xác minh, HĐND tỉnh sẽ có báo cáo với Ban Thường vụ Tỉnh ủy để xem xét xử lý. "Trong quá trình công tác ông Hiệp luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Để xảy ra vấn đề này là điều rất đáng tiếc" - ông Y Biêr Niê nói.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • Miền Bắc đón không khí lạnh, có nơi dưới 10 độ C
    Dự báo khoảng chiều tối và đêm nay 25/11, không khí lạnh cường độ mạnh bắt đầu ảnh hưởng đến miền Bắc, chiều tối và đêm cùng ngày, Đông Bắc Bộ mưa rải rác.
  • Show diễn chỉ có trong thế vận hội quốc tế “hạ cánh” Phú Quốc cuối năm
    Bản giao hưởng đại dương - Symphony Of The Sea đang khiến hàng nghìn du khách phải trầm trồ trước độ “chịu chi” của Sun Group, khi có tới gần 20 phút trình diễn pháo mỗi tối, từ pháo nước, pháo Jetski và pháo trên “đôi cánh” của những quán quân, á quân flyboard thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Phó chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk nói gì về việc chưa có bằng đại học?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO