Phố Cầu Đất, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

12/06/2017 10:00

Phố Cầu Đất dài 260m, rộng 6m. Từ cuối đường Trần Quang Khải (gần Bảo tàng Lịch sử) ra đến đường Bạch Đằng ở ngoài đê sông Hồng.

Đây vốn là đất bãi sông Hồng thuộc phường Cơ Xá xưa (phường Cơ Xá chỉ là bãi sông Hồng nhưng chạy từ chỗ nay là bãi Phúc Xá xuống tận bãi Đồng Nhân Châu, trên 2.000m).

Tên phố đặt tháng 1/1999.

Ở Hà Nội vốn đã có một khu vực gọi là Cầu Đất tức khu vực nay là phố Chương Dương Độ ăn thông ra đường Bạch Đằng, cảng du lịch Hà Nội bây giờ. Trước đây khi chưa có đường xe lửa thì hàng hóa thông thương về Hà Nội thường đi đường sông Hồng. Do vậy các bến cảng nằm dọc con đường mà nay là Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải. Có một bến ở ngay phố Balny (tức Trần Nguyên Hãn) đi ra. Cho tới tận những năm 1920, đê sông Hồng chưa có như ngày nay và dòng sông chảy sát ngay bờ đê. Cho nên từ phố Trần Nguyên Hãn ra bến tàu rất gần, chỉ có con đường rải đá nhưng vì còn nhiều đoạn trũng, thường ứ nước nên phải xây cống, bên dưới cát nên có tên là Cầu Đất. Con đường đó là tiền thân của phố Chương Dương Độ ngày nay. Như vậy phố Cầu Đất mới được đặt tên tháng 1/1999 này không phải là phố Cầu Đất cũ.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xứ Đoài - miền đất thiêng, vùng đất thơ
    Có những vùng đất chỉ cần thầm nhắc tên đã khơi dậy bao xúc cảm thi ca như sông Hương - núi Ngự, sông Lam - núi Hồng. Và xứ Đoài, với tâm điểm là núi Tản - sông Đà, cũng là một miền đất thiêng, một vùng đất thơ như thế.
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Đường vào chiến dịch mùa xuân năm 1975
    Những trang nhật ký chiến trường luôn mang trong mình hơi thở của lịch sử, là chứng nhân sống động về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Chiến sĩ Bùi Quang Thuận - người lính thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312 đã ghi lại hành trình tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bằng những dòng nhật ký chân thực và xúc động.
  • Chính phủ triển khai thi hành Pháp lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 862/QĐ-TTg ngày 1-5-2025 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Kế hoạch).
  • Hà Nội tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 120/KH-UBND về việc tổ chức tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
Đừng bỏ lỡ
Phố Cầu Đất, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO