Phố Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội

08/06/2017 11:27

Phố Bồ Đề dài 1.600m, rộng 6-7m. Từ số 1 ngõ 118 Nguyễn Văn Cừ đến đê sông Hồng.

Phố Bồ Đề đi qua Trung tâm Y tế, UBND phường Bồ Đề, qua thôn Ái Mộ, Phú Viên đến cổng làng Lâm Du để đi lên đê sông Hồng. Đoạn từ ngõ 118 Nguyễn Văn Cừ đến đê sông Hồng dài 1.200m được đặt tên phố Bồ Đề từ tháng 8/2005. Đến tháng 12/2006 phố Bồ Đề được chỉnh lý kéo dài thêm 400m cho đoạn đầu phố từ số 1 ngõ 118 đường Nguyễn Văn Cừ đến số nhà 85 cùng ngõ.

Bồ Đề thuộc Gia Lâm, gồm 4 thôn: Ái Mộ, Lâm Du, Ngọc Lâm và Phú Viên. Trước năm 1945 là các xã thuộc tổng Gia Thụy, huyện Gia Lâm. Sau năm 1955 đặt là xã Hồng Tiến, đến 1964 đổi thành xã Bồ Đề, nay thuộc phường Bồ Đề, quận Long Biên.

Bồ Đề còn là tên chung để gọi phần đất phía bên kia cầu Long Biên. Vì xưa kia ở đây có 2 cây bồ đề to cao nên những điạh danh như Bến Đò, Doanh Trại, Hành cung, thôn và xã đều gọi là Bồ Đề, đoạn sông Hồng chảy qua đây cũng gọi sông Bồ Đề. Năm 1427 khi bao vây thành Đông Quan, Lê Lợi, Nguyễn Trãi và bộ chỉ huy quân Lam Sơn đã đặt doanh trại ở Bồ Đề, dựng lều cao ngang bằng tháp Báo Thiên để quan sát giặc, định kế hoạch tiêu diệt địch, giải phóng hoàn toàn đất nước. Theo Đại Việt sử ký có nhà nghiên cứu đã khẳng định là Nguyễn Trãi đã thảo “Bình Ngô đại cáo” ở doanh Bồ Đề. Bến Bồ Đề còn có tên cũ là làng Lâm Hạ, nay là 2 thôn Ái Mộ và Phú Viên của quận Long Biên.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
Phố Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO