Phố Bích Câu, quận Đống Đa, Hà Nội

08/06/2017 11:24

Phố Bích Câu dài 208m, rộng 10m. Từ số nhà 11 phố Cát Linh đến số nhà 18 phố Đoàn Thị Điểm.

Đây nguyên là đất phường Bích Câu, một phường đã có tên gọi sớm nhất vào đời Lê Thánh Tông (1460-1497) và thuộc huyện Quảng Đức. Thời Pháp thuộc là đường số 218 (voie N0218) năm 1941 được đặt tên là phố Morit Gơrápphơi (Rue Maurice Graffeuil) năm 1945 đổi tên thành phố Đặng Trần Côn; năm 1949 đổi tên thành phố Bích Câu cho đến nay.

Nay thuộc phường Quốc Tử Giám, quận Ba Đình.

Vào đời Lê, phạm vi phường Bích Câu khá rộng. Theo sách Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án thì địa phận phường Bích Câu tới sát tận chùa Tiên Tích, ngày nay là số nhà 110 đường Lê Duẩn. Trong thời Lê – Trịnh, phường Bích Câu có nhiều dinh thự của các quan lại cao cấp của triều đình và phủ chúa như Nguyễn Khản (anh ruột nhà thơ Nguyễn Du), Bùi Huy Bích, Phan Lê Phiên… Nơi đây còn là bối cảnh của câu chuyện thần tiên Bích Câu kỳ ngộ (chuyện gặp gỡ kỳ lại ở phường Bích Câu) mà bà Đoàn Thị Điểm đã ghi thành truyện (chữ Hán) chép trong Truyền kỳ tân phả về sau có người đã diễn thành truyện thơ nôm.

Sang đời Nguyễn, không còn phường Bích Câu. Phường này đã chia thành một số thôn phường nhỏ hơn. So vào Bản đồ Hà Nội 1831 thì phố Bích Câu ở vào thôn Cận Tú Uyên, thuộc tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận (tên gọi mới đặt năm 1805 cho huyện Quảng Đức cũ).

Bích Câu có nghĩa là Ngòi Biếc. Thuở xưa, muộn nhất là cuối thế kỷ XVIII, đời chúa Trịnh Sâm, quanh khu vực đền Bích Câu (xem mục Cát Linh) có một ngòi nước trong xanh, ngòi này thông qua hồ Giám (ngày nay gọi là hồ Văn) rồi qua khu vực phố Lương Sử, Ngô Sĩ Liên tới hồ Kim Âu (ở khu vực sau ga Hà Nội ngày nay). Chú Trịnh Sâm đã dùng thuyền từ phủ chúa (khu vực đầu phố bà Triệu – Quang Trung) theo mọt con ngòi đến hồ Kim Âu rồi theo Ngồi Biếc ghé đến nhà tham tụng Nguyễn Khản ở gần Văn Miếu.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trưng bày "Non sông liền một dải": Tái hiện hành trình thống nhất thiêng liêng của dân tộc
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải” nhằm tái hiện hành trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • “Di sản công nghiệp” - nguồn lực để Hà Nội tạo ra các trung tâm công nghiệp văn hóa
    Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) được Thành phố Hà Nội xác định là một trong những chủ trương quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng, phát triển trung tâm CNVH, trong đó Thành phố có thể tái sử dụng và hồi sinh các “di sản công nghiệp” để mở ra các không gian sáng tạo.
  • Hồi sinh nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại
    Nghệ thuật truyền thống là một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa Việt Nam, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc qua bao thế hệ. Từ những câu hò, điệu lý, làn điệu chèo, tuồng, cải lương, đến tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống hay nghệ thuật múa rối nước… tất cả đều mang trong mình hơi thở của lịch sử và tâm hồn Việt. Tuy nhiên, trong guồng quay của nền kinh tế thị trường và sự lên ngôi của các loại hình giải trí hiện đại, nghệ thuật truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện đại - đó là yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.
  • Hà Nội yêu cầu đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
    UBND TP Hà Nội vừa có Công văn số 1541/UBND-ĐT chỉ đạo các đơn vị bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2025.
  • Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" được thực hiện tại 3 điểm cầu của 3 miền Bắc, Trung, Nam.
    Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ được thực hiện tại 3 điểm cầu ở Hà Nội, Quảng Trị và TP.HCM.
Đừng bỏ lỡ
Phố Bích Câu, quận Đống Đa, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO