Phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Theo Từ điển đường phố Hà Nội| 07/06/2017 14:12

Dài 1.440m, rộng 11m

Từ ô Cầu Dền (ngã tư Đại Cồ Việt, phố Huế, Trần Khát Chân - Bạch Mai) đến ngã tư Trung Hiền – Chợ Mơ nối với đường Trương Định.

Đây chính là một đoạn của con đường thiên lý cũ, chạy qua địa phận phường Hồng Mai, thuộc tổng Tả Nghiêm (sau đổi ra là tổng Kim Liên), huyện Thọ Xương cũ. Đến đời Tự Đức (1848-1883) phường này mới đổi ra là Bạch Mai để tránh húy (Tự Đức tên là Hồng Nhậm). Phường Bạch Mai gồm sáu giáp: Tô, Hoàng, Nội, Mật, Nhất và Nhị. Dấu vết còn lưu lại của những giáp này là các ngôi đình cổ: đình Tô Hoàng hiện nay ở trong ngõ Tô Hoàng là đình chung của hai giáp Tô và Hoàng. Bốn giáp kia thì có đình Đại (nay là số nhà 198) và đình Đông (số nhà 125). Đình Đại lớn và cổ hơn. Diện mạo hiện nay của ngôi đình là do lần trùng tu năm Minh Mạng thứ 10 (1829). Còn đình Đông thì mới tu sửa vào năm 1917 và là nơi thờ thần Linh Lang, một hoàng tử đời Lý đã có công chống quân Tống.

Nay thuộc các phường Cầu Dền, Bạch Mai, Trương Định của quận Hai Bà Trưng.

Phố Bạch Mai còn có ngồi đền cổ: Quang Minh ở số nhà 295, thờ mẫu Liễu Hạnh. Chùa cổ Liên Phái trong ngõ Chùa Liên có tên là Liên Tông, vì tránh húy Thiệu Trị (Miên Tông) nên đổi ra tên gọi như hiện nay. Chùa được xây dựng từ năm 1726, có nhiều tháp cổ. Chùa Mai Hương ở số nhà 307 cũng là một ngôi chùa cổ từ ngõ Giếng Mứt dời lên vào năm 1891. Chùa Hương Tuyết ở cuối ngõ 205 tuy có trước chùa Mai Hương nhưng mới được xây lại vào năm 1912.

Phố Bạch Mai còn có ngôi nhà số 154 là nhà của ông Nguyễn Phong Sắc, một lãnh tụ của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm mới thành lập.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Phở bò Việt Nam là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới
    Phở bò được nhiều khách quốc tế biết đến nhất trong ẩm thực Việt Nam, nằm trong top 20 món soup ngon hàng đầu thế giới do CNN chọn.
Đừng bỏ lỡ
Phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO