Phố Bà Huyện Thanh Quan, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Hoài Phương (Theo Từ điển đường phố Hà Nội)| 07/06/2017 10:19

Phố Bà Huyện Thanh Quan, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Dài 244m, rộng 10m.

Từ đầu đường Điện Biên Phủ cắt ngang phố Chùa Một Cột đến phố Lê Hồng Phong.

Đất thuộc Tiền Dinh góc Tây Nam thành cổ thời Nguyễn, nay thuộc phường Điện Biên, quận Ba Đình. Thời Pháp thuộc là đường số 83 (voie N083) năm 1931 được đặt tên là phố Công sứ Mô-ren (rue Re’sident morel), năm 1949 được đổi tên thành phố Bà Huyện Thanh Quan. Nay thuộc phường Điện Biên, quận Ba Đình.

Bà Huyện Thanh Quan là một nhà thơ nổi tiếng hồi đầu thế kỷ XIX. Tương truyền bà quê ở làng Nghi Tàm, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ. Là con gái nhà nho Nguyễn Lý, chồng bà là người họ Lưu ở làng Nguyệt Áng, thuộc huyện Thanh Trì (Hà Nội). Ông làm tri huyện Thanh Quan (nay thuộc huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình).

Đối chiếu với gia phả họ Lưu ở Nguyệt Áng thì có một người tên là Lưu Nguyên Ôn, sinh năm 1804, đõ cử nhân năm 1828, có làm tri huyện Thanh Quan và vợ tên là Nguyễn Thị Hinh. Như vậy Nguyễn Thị Hinh là tên của nhà thơ nữ người làng Nghi Tàm mà bấy lâu nay người ta vẫn quen gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Bà nổi tiếng hay chữ, được vời vào cung làm Cung trung giáo tập dạt các công chúa và cung phi.

Thơ nôm của bà có một số bài đến nay vẫn được truyền tụng như: Qua đèo Ngang, Thăng Long hoài cổ, Trấn bắc hành cung… Bà là trường hợp khá đặc biệt trong văn học Việt Nam, bà giao thiệp nhiều với các tri thức đương thời ở miền Bắc cũng như ở Huế.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
  • Hà Nội điều chỉnh lộ trình và tần suất hàng loạt các tuyến xe buýt từ 1/4
    Căn cứ vào quyết định của Sở Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã điều chỉnh lộ trình luồng tuyến, tần suất hoạt động, các chỉ tiêu dịch vụ đối với 44 tuyến buýt của Tổng công ty từ ngày hôm nay (1/4).
Đừng bỏ lỡ
Phố Bà Huyện Thanh Quan, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO