Phim tài liệu nghệ thuật 'Đại thi hào Nguyễn Du': Sáng tỏ tầm vóc danh nhân thế giới

KTĐT| 10/12/2020 14:08

Bộ phim tài liệu “Đại thi hào Nguyễn Du”, đầu tư 15 tỷ đồng bằng nguồn tiền xã hội hóa, vừa được công bố phần 1 mang tên “Gia thế và tuổi thơ”.

Phim có sự tham gia của đội ngũ cố vấn là các chuyên gia nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp đại thi hào Nguyễn Du, đồng thời đoàn làm phim cũng lắng nghe những góp ý của khán giả để mong muốn tái dựng hình tượng nhà văn hóa không chỉ của Việt Nam mà của thế giới.

Cách làm phim tư liệu mới
Các thước phim “Đại thi hào Nguyễn Du” được dựng lại một cách sáng tạo chứ không chỉ dùng hình ảnh tư liệu cũ. Theo TS Vương Trọng – thành viên ban cố vấn bộ phim: “Phim tài liệu về đại thi hào Nguyễn Du làm theo thể loại hoàn toàn mới, tư liệu nghệ thuật, hay nói cách khác là tư liệu truyện”. “Gia thế và tuổi thơ” là phần đầu trong tổng số 3 phần bộ phim tài liệu nghệ thuật về cuộc đời của Nguyễn Du. Phim sử dụng một số cảnh tái tạo, phục dựng từ máy tính nên có phần thiếu thực tế, tuy nhiên đã phần nào giúp khắc họa, lý giải một cách sinh động và hợp lý thời gian đầu đời của đại thi hào.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Tuấn - biên kịch bộ phim cho biết, 2 tập đầu tiên khắc họa cuộc đời thi sĩ từ khi sinh ra đến khi 15 tuổi. Lớn lên trong gia đình nền nếp, gia giáo có cha là tể tướng triều đình Nguyễn Nghiễm, ông có được sự dạy dỗ giản dị, thường ngày của mẹ cả - bà Đặng Thị Dương và mẹ ruột - bà Trần Thị Tần. Đặc biệt, mẹ ruột chính là người có ảnh hưởng sâu sắc đến sự thương cảm, xót xa mà ông dành cho người phụ nữ trong các sáng tác sau này, nhất là Truyện Kiều.
Về cơ sở xây dựng kịch bản, nhà nghiên cứu Trần Đình Tuấn cho biết, nội dung, lời thoại trong phim được lấy từ tư liệu của gia phả, một phần là sáng tạo thêm trên cơ sở tâm thức và đạo lý của gia đình người Việt. Đạo diễn Nguyễn Văn Đức cho biết đây là phim tài liệu nên các chi tiết vẫn phải mang tính xác thực cao. Phim dựa trên hai hệ thống nhân vật: Tuyến đầu tiên là những người thân sống quanh Nguyễn Du trong đời thực, tuyến thứ hai là những “người con tinh thần” trong hệ thống của Truyện Kiều. Cũng theo TS Vương Trọng, mỗi người Việt đều có Nguyễn Du ở trong lòng, họ cảm và nhớ về ông theo một cách khác nhau. Chính vì vậy, mong muốn của đoàn làm phim là giúp người xem tiếp nhận mềm mại, uyển chuyển, để từ các nhân vật trong phim có thể rút ra cho mình cái gì đó.
Làm phim từ nguồn tiền xã hội hóa
“Đại thi hào Nguyễn Du” được đầu tư với kinh phí lên đến 15 tỷ đồng bằng nguồn tiền xã hội hóa. “Đoàn làm phim ai có tiền bỏ tiền, ai có công bỏ công, chung tay góp sức và quyết tâm thực hiện phim” - TS Phạm Văn Mừng, nguyên giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cũng là nhà đầu tư cho bộ phim, bày tỏ. Rõ ràng đây là một minh chứng cho cách làm hay về việc kêu gọi nguồn tiền đầu tư của tư nhân cho nghệ thuật.
Các tác giả kịch bản dưới sự chủ biên của tác giả Trần Đình Tuấn và đạo diễn Nguyễn Văn Đức đã dành nhiều thời gian, tâm sức thực hiện bộ phim tài liệu nghệ thuật “Đại thi hào Nguyễn Du”. Đoàn làm phim mong muốn làm sao để thế giới hiểu hơn về văn hóa Việt Nam, về một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, người đã đưa Truyện Kiều thành tác phẩm văn học bất hủ.
Sau 2 năm bấm máy, phần 1 bộ phim mang tên “Gia thế và tuổi thơ” gồm 2 tập với độ dài khoảng 70 phút vừa công chiếu buổi đầu tiên tại Hà Nội. Trước đó, đoàn làm phim đã tổ chức công chiếu tại Hà Tĩnh (quê hương của đại thi hào Nguyễn Du). “Mục đích của chúng tôi cũng là để làm sao tạo dựng được một bộ phim chân thực nhất, thể hiện hết tài năng và đức độ của đại thi hào Nguyễn Du” – TS Phạm Xuân Mừng cho biết. Cũng theo TS Phạm Xuân Mừng đoàn phim dự kiến hoàn thành phần 2 (Phong trần và thơ ca) và phần 3 (Truyện
Kiều và lan tỏa), mỗi phần 2 tập vào năm 2021.
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Phim tài liệu nghệ thuật 'Đại thi hào Nguyễn Du': Sáng tỏ tầm vóc danh nhân thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO