Thế giới điện ảnh

Phim "Đất rừng Phương Nam" và cuộc hành trình xuyên suốt một thập kỷ

Văn Thiện (t/h) 18:34 08/10/2023

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng chia sẻ Đất rừng Phương Nam là một dự án mang đậm màu cờ sắc áo và phim mất 5 năm phát triển kịch bản để mang lại đủ cảm xúc cho khán giả như tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi từng gây ấn tượng với công chúng.

nhung-con-so-ky-luc-cua-dat-rung-phuong-nam-925-6997945.jpg

Dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi, Đất rừng Phương Nam kể về cuộc hành trình của bé An (do Hạo Khang thủ vai) trong việc tìm cha mình. Trên hành trình này, An đã gặp gỡ rất nhiều người tốt giúp đỡ như ông Út Lục Lâm, ông Tiều, thằng Cò, nhỏ Xinh, thầy Bảy và nhiều nhân vật khác, tạo nên một câu chuyện đậm đà tình thân.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng chia sẻ Đất rừng Phương Nam là một dự án mang đậm màu cờ sắc áo và phim mất 5 năm phát triển kịch bản để mang lại đủ cảm xúc cho khán giả như tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi từng gây ấn tượng với công chúng. Không chỉ thế, nhà sản xuất đã phải mua bản quyền phim tới 2 lần mới có thể bắt đầu thực hiện, mỗi lần chỉ được mua trong 5 năm.

Bên cạnh đó, biên kịch Trần Khánh Hoàng tiết lộ rằng dù kịch bản đã được hoàn thiện nhưng trong suốt quá trình thực hiện phải sửa đi sửa lại rất nhiều lần. Thậm chí đang quay vẫn chỉnh sửa để phù hợp với bối cảnh nhằm mang tới câu chuyện chân thật nhất đến khán giả.

Theo sự chia sẻ của nhà sản xuất Nguyễn Trí Viễn, trước khi khởi quay, Đất rừng Phương Nam đã có 11 tháng casting với hơn 1.000 hồ sơ đăng ký. Phim trải qua hơn 48 ngày quay chính thức tại 45 bối cảnh trải dài khắp 6 tỉnh miền Tây. Đó là: Trà Sư – An Giang, Gáo Giồng – Đồng Tháp, Trần Đề – Sóc Trăng, Châu Đốc, Tân Châu – An Giang, Bình Thủy – Long Xuyên, Cầu Đất – An Giang, Suối Tre – Đồng Nai.

Đoàn phim phải quản lý 4.000 con người, trong đó có 41 diễn viên chính, phụ và 3.672 diễn viên quần chúng. Cùng với đó là 800 bộ trang phục được may mới hoàn toàn, 6.000 đạo cụ dành riêng cho phim và 110 xe cộ, ghe xuồng được thiết kế, sửa chữa cũng như làm mới để tạo nên bối cảnh chân thực, hoàn chỉnh nhất cho Đất rừng Phương Nam.

Chính vì số lượng nhân sự quá đông cũng như việc sắp đặt bối cảnh cần nhiều công sức, thời gian và cả tiền của nên ê kíp quyết định hoàn thành toàn bộ cảnh quay rồi mới di chuyển và sẽ không quay trở lại, bởi việc xáo trộn một bối cảnh đã quay xong khiến các bối cảnh khác cũng thay đổi theo.

Cùng với sự nỗ lực của cả ê-kíp, nhà sản xuất Nguyễn Trí Viễn chia sẻ trong suốt quá trình quay đoàn phim phải đối mặt với những bối cảnh khó khăn và đáng nhớ như bãi trượt mong ở Trần Đề hay phải khóa hai đầu cầu Bình Thủy - mối nối lưu thông của đường quốc lộ và cù lao Bình Thủy.

Đặc biệt, cảnh quay được lấy bối cảnh tại khu chợ đòi hỏi hơn 40 người chuẩn bị tiền kỳ hơn 1 tháng, và chỉ có thể quay tại phim trường trong 4-5 ngày ít ỏi khiến việc chạy đua với thời gian trở nên áp lực hơn rất nhiều lần.

Đất rừng Phương Nam có kinh phí sản xuất khoảng 40 tỷ đồng với sự góp mặt của các diễn viên: Hạo Khang, Tuấn Trần, Trấn Thành, Hồng Ánh, Hứa Vĩ Văn, Tiến Luật, Trung Dân, NSƯT Công Ninh, Băng Di, Huỳnh Đông, Đỗ Kỳ Phong, Bảo Ngọc, Tuyền Mập, Băng Di, Mai Tài Phến…

Phim chiếu sớm từ 13/10-15/10 trước khi chính thức khởi chiếu rộng rãi vào 20/10/2023./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bản hùng ca về người Hà Nội trên màn ảnh
    Những thước phim về Hà Nội từ lâu đã khắc họa nên một thành phố không chỉ là trái tim của Việt Nam mà còn là biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước và sự lãng mạn đầy chất thơ. Trải qua 70 năm kể từ ngày giải phóng Thủ đô, điện ảnh Hà Nội đã viết nên nhiều bản hùng ca về con người và vùng đất này. Việc tiếp tục khơi dậy cảm hứng về người Hà Nội trên màn ảnh là một nhiệm vụ đầy thách thức nhưng cũng vô cùng cấp thiết.
  • Chiếu miễn phí phim “Đào, phở và piano” dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), phim Đào, phở và piano sẽ được chiếu miễn phí tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội).
  • "Đào, phở và piano" tham dự giải Oscar
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lựa chọn bộ phim: Đào, Phở và Piano (Công ty Cổ phần Phim truyện 1 sản xuất), đại diện Việt Nam tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024 – 2025)
  • Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần VII diễn ra vào tháng 11/2024
    Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) sẽ diễn ra từ ngày 7 - 11/11/2024 với khẩu hiệu: Điện ảnh: Sáng tạo - cất cánh. Đây là sự kiện điện ảnh ý nghĩa, thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Phim kinh dị "Cám" dẫn đầu phòng vé Việt, thu gần 50 tỷ đồng sau ba ngày công chiếu
    Đúng như dự đoán, phim kinh dị "Cám" nhanh chóng tạo cơn sốt khi ra mắt. Chỉ trong ba ngày cuối tuần, phim thu về hơn 48 tỷ đồng với 545.510 vé bán ra trong 13.415 suất chiếu, dẫn đầu doanh thu phòng vé.
  • Khai mạc Liên hoan Phim tài liệu Châu Âu - Việt Nam lần thứ 14 năm 2024
    Tối 20/9 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Hiệp hội các Viện Văn hóa và các Đại sứ quán châu Âu (EUNIC) phối hợp tổ chức sự kiện khai mạc Liên hoan Phim tài liệu Châu Âu - Việt Nam lần thứ 14 năm 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện kể ngày tiếp quản Thủ đô
    Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 10/10 là các cựu thanh niên xung phong (TNXP) công tác tiếp quản Thủ đô trong ngày giải phóng năm xưa lại gặp nhau. Dẫu số lượng người tham dự ngày càng ít đi vì người mất, người ốm đau, bệnh tật nhưng mỗi lần gặp lại, những kỉ niệm về ngày tiếp quản Thủ đô lại ùa về trong họ, như chưa từng có dấu vết của thời gian…
  • Vườn hoa "Người tốt, việc tốt"  của Thủ đô ngày càng rực rỡ
    Sáng 8/10, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
  • Bản hùng ca làng kháng chiến của Thủ đô
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Thủ đô Hà Nội đã có nhiều “làng kháng chiến” ra đời. Chính ở những ngôi làng ấy, quân và dân đã cùng nhau đánh trận, diệt địch, thu giữ nhiều vũ khí, góp phần làm nên những chiến thắng vẻ vang, tạo thành bản hùng ca và thắp sáng truyền thống anh hùng cách mạng của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Tròn 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chúng tôi tìm về những làng kháng chiến thuộc địa bàn huyện Đông Anh, Mê Linh và Thanh Oai. Nhữ
  • [Podcast] Chả nhái Bãi Tháp – Đặc sản vùng đất bãi sông Hồng
    Trong kho tàng ẩm thực Hà Nội có nhiều thức quà giản dị được chế biến một cách tinh tế từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Một trong số đó là chả nhái – món ăn của vùng ngoại thành Hà Nội, được cho là xuất hiện từ khoảng 100 năm trước và gắn bó với tên tuổi của hai ngôi làng cổ là Khương Thượng (nay thuộc phường Khương Thượng, quận Đống Đa) và thôn Bãi Tháp (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng).
  • Toàn cảnh Quảng trường Ngọ Môn – điểm cầu truyền hình chung kết Đường lên đỉnh Olympia ở Cố đô Huế
    Chương trình chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 sẽ diễn ra vào sáng ngày 13/10 và cầu truyền hình trực tiếp tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Quảng trường Ngọ Môn.
Đừng bỏ lỡ
Phim "Đất rừng Phương Nam" và cuộc hành trình xuyên suốt một thập kỷ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO