Phát triển công nghiệp văn hóa: ''Đánh thức'' thủ công mỹ nghệ

hanoimoi| 04/10/2022 05:15

Hà Nội sở hữu những giá trị tiêu biểu, trong đó có “tính độc đáo của muôn nghề”. Việc tập trung khơi dậy tinh hoa nghề thủ công mỹ nghệ cho thấy hướng đi đúng của Thủ đô trong việc đưa Nghị quyết về Phát triển công nghiệp văn hóa vào cuộc sống.

 
Phát triển công nghiệp văn hóa: ''Đánh thức'' thủ công mỹ nghệ
Giới thiệu lịch sử nghề gốm sứ tại Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm).

Nhiều tiềm năng, lợi thế

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, Hà Nội sở hữu nguồn tài nguyên văn hóa dồi dào, đa dạng, trong đó có thế mạnh về nghề thủ công truyền thống với 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 1/3 làng nghề trên cả nước. “Mạng lưới làng nghề trải rộng từ thành thị đến nông thôn cùng hàng trăm nghệ nhân, thợ giỏi, cộng đồng sáng tạo mới mẻ đã đưa Hà Nội trở thành nơi nuôi dưỡng, hội tụ và thúc đẩy cảm hứng sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa trong đời sống xã hội, nơi tôn vinh, quảng bá, lan tỏa giá trị văn hóa Việt ra thế giới”, ông Đỗ Đình Hồng nói.

Thống kê của Sở Công Thương Hà Nội cũng cho thấy, Hà Nội hiện có 308 làng nghề truyền thống, trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng, như: Lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông); gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm); mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ); thêu Quất Động, sơn mài Hạ Thái (huyện Thường Tín)… Trong đó có khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10 đến 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 đến 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt hơn 50 tỷ đồng/năm…

Theo Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội Hà Thị Vinh, người nước ngoài thường bỏ ra hàng giờ để ngắm và lựa những món quà đặc sắc được thiết kế hài hòa, tinh tế, chứa đựng nhiều điển tích và chất liệu dân gian.

Tuy nhiên, dù sở hữu nhiều tiềm năng, thế mạnh, song ngành thủ công mỹ nghệ tại Hà Nội, cũng giống nhiều nơi trên cả nước, đang gặp không ít thách thức, khiến nghề này chưa thể phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Nhiều chuyên gia chỉ ra, Hà Nội còn thiếu chiến lược, kế hoạch để thúc đẩy, hỗ trợ và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ. Việc áp dụng công nghệ mới trong sản xuất còn hạn chế, khả năng tiếp cận thị trường còn thụ động, chất lượng nguồn lao động chưa cao, sản phẩm thiếu sự độc đáo, chưa thể hiện rõ bản sắc văn hóa. Mối liên kết giữa nghệ nhân với hộ kinh doanh, doanh nghiệp lữ hành hay giữa các làng nghề với nhau còn rời rạc. Nhiều làng nghề đang bị “ngủ quên”, tiềm ẩn nguy cơ mai một...

Giáo sư, Tiến sĩ Từ Thị Loan (Viện Văn hóa, nghệ thuật quốc gia Việt Nam) cho rằng, thủ công mỹ nghệ chưa được hưởng nhiều chính sách, nhất là những chính sách thúc đẩy, hỗ trợ phát triển. Do đó, phát sinh nhiều hệ lụy, như: Khó tiếp cận các nguồn lực của Nhà nước, chưa thu hút được nguồn lực của toàn xã hội, chưa phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh của ngành...

Tạo đà cho thủ công mỹ nghệ

Trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016, thủ công mỹ nghệ được xác định là một trong số 12 ngành trọng tâm để phát triển công nghiệp văn hóa. Trong khi đó, tại Hà Nội, đây cũng là một trong 6 lĩnh vực giàu tiềm năng, lợi thế, được tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Một loạt giải pháp đã và đang được thành phố triển khai, thực hiện cho mục tiêu phát triển thủ công mỹ nghệ thành ngành công nghiệp văn hóa, như: Phát triển thị trường công nghiệp văn hóa, trong đó chú trọng khu vực có tiềm năng, lợi thế như làng nghề truyền thống để nâng cao năng lực sáng tạo, hướng đến thị trường quốc tế; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư... để khai thác, phát huy tiềm năng, giá trị văn hóa đặc sắc của từng địa phương…

Thành phố cũng chú trọng công tác quy hoạch, bảo tồn làng nghề, bảo đảm nghề truyền thống phát triển bền vững; đẩy mạnh tôn vinh, quảng bá giá trị nghề thủ công truyền thống thông qua các hoạt động giao lưu, kết nối, như: Lễ hội văn hóa dân gian trong đời sống đương đại; Liên hoan làng nghề, phố nghề Hà Nội…

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Từ Thị Loan, thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội hoàn toàn có cơ sở trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa khác phát triển.

“Chúng ta cần có một chiến lược dài hạn, triển khai các giải pháp đồng bộ, thiết thực và hiệu quả. Công việc này, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của các cơ sở sản xuất, các làng nghề, sự tham gia của các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp, thì rất cần sự hỗ trợ, quản lý, điều tiết vĩ mô thống nhất, sự liên kết phối hợp giữa các ngành, cơ quan chức năng…”, Giáo sư, Tiến sĩ Từ Thị Loan khẳng định.

Còn Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội Hà Thị Vinh mong muốn, thành phố sớm có những chính sách đặc thù hỗ trợ cơ sở sản xuất làng nghề... “Thành phố có thể tổ chức một nguồn quỹ khuyến khích giới trẻ học nghề truyền thống, tổ chức các hoạt động sáng tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ đương đại từ tri thức dân gian; các trường đào tạo nghề có chương trình đào tạo kỹ năng chuyên sâu về nghề cho từng dòng sản phẩm…, góp phần tạo nguồn kế cận dồi dào, trí thức cao”, bà Hà Thị Vinh nói.

Bài liên quan
  • Bản quyền sáng tạo văn hóa nghệ thuật trong phát triển công nghiệp văn hóa?
    Nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà sáng tạo bỏ nhiều công sức tạo ra tác phẩm, sản phẩm, nhưng ngay chỉ hôm trước hôm sau, tác phẩm đã bị “đạo”, “nhái”, hoặc khai thác trên các nền tảng khác mà không được phép... Nghệ sĩ, nhệ nhân, nhà sáng tạo liệu có thể tự bảo vệ mình trước tình trạng này?
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Phát triển công nghiệp văn hóa: ''Đánh thức'' thủ công mỹ nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO