Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Hải Anh 14/11/2024 18:29

Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ được thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô. Đây là một trong năm nhiệm vụ chủ yếu của Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) được Đảng bộ TP Hà Nội đề ra, xác định đây là khâu đột phá trong thực hiện Chương trình 06 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025"

Nhiệm vụ chính trị trọng yếu, thường xuyên

Theo đó, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo cụ thể hóa việc phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, được dư luận nhân dân đồng tình, ủng hộ. Trong đó, Thành ủy đã ban hành Chỉ thị 11-CT/TU ngày 3/10/2012 của Thành ủy Hà Nội (khóa XV) về “Tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn TP Hà Nội”. Ban hành 02 bộ tiêu chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, đó là bộ “Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội" và bộ "Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố”.

Khi có Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Hà Nội đã triển khai nghiêm túc, vận dụng sáng tạo trên tinh thần nêu cao vai trò, trách nhiệm của Thủ đô. Theo đó, không chỉ thực hiện nghiêm mà Thành phố còn rất sáng tạo, bám sát yêu cầu tình hình thực tiễn của Thủ đô. Hà Nội là địa phương mạnh dạn đưa môn giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh của người Hà Nội vào hệ thống giáo dục phổ thông, trong đó có nội dung Hà Nội học vào các nhà trường, đưa thí điểm sân khấu vào học đường để giáo dục học sinh.

dung.jpg
Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên.

Mới đây, vào ngày 19/02/2024, Thành uỷ Hà Nội ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng yếu, thường xuyên; là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, hình thành hệ giá trị văn hóa gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội; coi đây là nguồn lực, động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô. Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Đề cao vai trò nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhất quán từ Thành phố tới cơ sở gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị các cấp, xây dựng đội ngũ làm công tác văn hóa, tăng cường nguồn lực cho văn hóa. Qua đó, nhận thức, ý thức, trách nhiệm của đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô về vị trí, vai trò và nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dụng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã được nâng lên rõ rệt. Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Nội đã có bước phát triển mạnh mẽ, khá toàn diện, đạt và vượt chỉ tiêu trên nhiều lĩnh vực.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” vào ngày 6/11/2024 vừa qua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, nhận thức về phát huy văn hóa trong xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô đã được lãnh đạo Thành phố luôn quan tâm trong suốt 70 năm qua. Đặc biệt, trong 40 năm đổi mới, trải qua 8 kỳ Đại hội liên tiếp, Thành ủy luôn có chương trình, kế hoạch về phát triển văn hóa, xây dựng con người Hà Nội bên cạnh chương trình về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Điều đó chứng tỏ sự kiên trì, bền bỉ trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển về văn hóa, xây dựng con người Hà Nội trong nhiều nhiệm kỳ. “Chưa bao giờ Hà Nội có đầy đủ, đồng bộ với những quan điểm cụ thể, sâu sắc, tầm nhìn dài hạn cho Thủ đô như hiện nay”, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.

Thanh niên gánh vác trọng trách xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ Thủ đô - “Thanh niên làm theo lời Bác” trong thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU và Chương trình số 06-CTr/TU, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch hành động của thanh niên Thủ đô với 03 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gồm: Thanh niên tham gia phát triển văn hóa; Thanh niên tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô và Thanh niên tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Những nhiệm vụ trọng tâm này đã được Thành đoàn cụ thể hóa thành các Kế hoạch, Đề án của mỗi lĩnh vực, trong đó xác định rõ những phần việc của tổ chức Đoàn, của đoàn viên, thanh niên đóng góp vào nhiệm vụ chung của Thành phố.

Trong tham gia phát triển văn hóa, Đoàn Thanh niên Thành phố đã tăng cường công tác giáo dục về ý thức trân trọng các giá trị văn hóa dân tộc, đề cao nhiệm vụ bảo tồn, gìn giữ lịch sử truyền thống của Thủ đô và đất nước. Trong đó, thanh niên Thủ đô tham gia tu sửa, tôn tạo, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh tại địa phương. Nhiều đội hình thanh niên tình nguyện phát huy sức trẻ trong quảng bá du lịch Thăng Long - Hà Nội, giới thiệu các sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch, dịch vụ của địa phương, làng nghề truyền thống. Mã hóa và xây dựng bản đồ số các địa chỉ đỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội góp phần hình thành hệ sinh thái tham quan không gian ảo, trao đổi thông tin, kiến thức lịch sử cho đoàn viên, thanh niên từ đó trở thành công cụ giáo dục trực quan áp dụng trong dạy môn Lịch sử. Hỗ trợ đưa môn “Hà Nội học” vào giảng dạy tại các trường học trên địa bàn Thành phố.

dung2.jpg
Đoàn thanh niên mã hóa và xây dựng bản đồ số các địa chỉ đỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong tham gia nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, Thành đoàn Hà Nội đã khẳng định vai trò phát hiện, bồi dưỡng những tài năng trẻ trên nhiều lĩnh vực, để Đoàn luôn là người bạn đồng hành tin cậy của thanh niên trong học tập, nghiên cứu khoa học. Các hoạt động tuyên dương, vinh danh tài năng trẻ Thủ đô được duy trì thường xuyên như “Tuyên dương Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện”, “Tuyên dương Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu”... Từ đây, nhiều thanh niên tiêu biểu đã khẳng định được trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và tính gương mẫu trong học tập, công tác và sinh hoạt; bước đầu đã có những đóng góp tích cực trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đóng góp vào nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao của Thủ đô và đất nước.

Với nhiệm vụ tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, toàn Đoàn đã triển khai hiệu quả phong trào “Tôi yêu Hà Nội”. Đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Thủ đô thời đại mới giai đoạn 2023 - 2027”, “Tuổi trẻ Thủ đô ứng xử văn minh trên không gian mạng”, “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp”. Tiếp tục tuyên truyền 02 Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội. Đẩy mạnh tuyên truyền Chỉ thị số 11 của Thành ủy Hà Nội trong việc thực hiện đám cưới nếp sống mới.

dung5.jpg
Công trình “Tủ điện nở hoa” của Đoàn thanh niên.

Bên cạnh đó, tổ chức Đoàn các cấp tích cực vận động các nguồn lực xã hội sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các thiết chế văn hóa dành cho thanh thiếu nhi, đặc biệt tại các khu chung cư, khu đô thị mới. Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức trong toàn đoàn như: “Ngày Chủ nhật xanh”, các mô hình công trình thanh niên “Con đường bích họa, đường hoa thanh niên”, “Tủ điện nở hoa”,“Nhà vệ sinh thân thiện”,“Nhà phân loại rác thân thiện”. Hàng trăm công trình thanh niên được triển khai thực hiện; hàng trăm nghìn người dân được hỗ trợ mỗi năm... là những dấu ấn nổi bật, ghi dấu những việc làm thiết thực của tuổi trẻ Thủ đô, góp phần hình thành nhân cách thế hệ trẻ Thủ đô thanh lịch, văn minh.

Đồng chí Chu Hồng Minh - Bí thư Thành Đoàn Hà Nội cho biết, Ban Thường vụ Thành đoàn đã triển khai các phong trào, hoạt động của tổ chức Đoàn gắn với nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị, phù hợp với từng khối đối tượng. Từ những hành động cụ thể, nhiều công trình mới, phần việc sáng tạo mang dấu ấn của tuổi trẻ Thủ đô đã đóng góp tích cực trong cộng đồng, góp phần xây dựng Thủ đô phát triển nhanh, bền vững.

Có thể nói, thành phố Hà Nội luôn chú trọng mục tiêu “Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước trong thời kỳ mới” với các chuẩn mực định hướng cơ bản. Sự nghiệp phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đòi hỏi phải đặc biệt chú trọng đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; đặt con người Hà Nội vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển Thủ đô, là chủ thể quan trọng nhất quyết định trực tiếp thành công của sự nghiệp phát triển Thủ đô nhanh, bền vững./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh theo Chỉ thị 30-CT/TU của Thành uỷ Hà Nội
    Thành uỷ Hà Nội yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng, thực hiện giá trị, chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ mới; coi đây là một nguồn lực, động lực quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Phát huy hiệu quả các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương
    Ngay sau khi Thành ủy ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU, ngày 19/02/2024 về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” (Chỉ thị 30-CT/TU), các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ quận đến cơ sở trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, sâu rộng. Đáng lưu ý, quận Hai Bà Trưng chú trọng đến việc phát huy hiệu quả các giá trị văn hoá truyền thống trên địa bàn quận, gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội
  • Thành cổ Sơn Tây bừng sáng cùng show diễn thời trang của Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam
    Tối 11/11, show diễn thời trang của cuộc thi “Hoa hậu Di Sản Áo Dài Việt Nam 2024” đã diễn ra tại Thành cổ Sơn Tây, thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả và các tên tuổi hàng đầu trong làng thời trang và nghệ thuật. Sự kiện này là một phần trong các hoạt động kỷ niệm 555 năm danh xưng Sơn Tây, 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây và các dịp lễ trọng đại khác của Thủ đô Hà Nội.
  • Lan tỏa nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa
    Sáng 8/11, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Tuổi trẻ Thủ đô chung tay phát triển, định vị thương hiệu “Hà Nội - Thành phố thông minh, hiện đại”
    “Tổ chức Đoàn Thanh niên Thành phố sẽ nỗ lực học tập, rèn luyện và phấn đấu theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh từ đó xây dựng thế hệ thanh niên Thủ đô thời đại mới “Khát vọng - Tiên phong - Đoàn kết - Sáng tạo - Phát triển” tham gia cùng Thành phố tập trung xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu Hà Nội là “Thành phố thông minh, hiện đại” – đồng chí Chu Hồng Minh - Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội khẳng định.
  • Thể lệ Cuộc thi viết "Hà Nội & Tôi" lần thứ II
    Nhằm đa dạng hóa phương thức tuyên truyền trong việc đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 – 2025”; Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Hà Nội – Những gánh hàng rong
    khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Những gánh hàng nặng trĩu mang đủ thức quà cùng những loại hàng cần thiết đã trở thành một phần tất yếu của nhịp sống thủ đô, len lỏi vào từng ngóc ngách của phố phường và hòa chung hơi thở của của phố thị Hà Thành.
  • Họa sĩ Xu Man trở thành nguyên mẫu trong tác phẩm của nhà văn Trung Trung Đỉnh
    Lấy cảm hứng từ cuộc đời thực của họa sĩ người Bahnar Xu Man, trên phông nền là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã viết tác phẩm “Con thiêng của rừng”. Sách thuộc tủ sách Văn học thiếu nhi của NXB Trẻ, hướng đến bạn đọc từ 12 tuổi trở lên, nhưng đây cũng là một tác phẩm thú vị đối với người lớn.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Gặp mặt 60 gương giáo viên trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024
    Chiều nay 14/11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gặp mặt và tặng Bằng khen cho 60 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu được tuyên dương và nhà giáo trẻ tiêu biểu lần thứ IV.
  • Trình diễn nhạc ngũ âm của người Khmer có quy mô lớn nhất Việt Nam
    Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã công bố quyết định xác lập kỷ lục trình diễn nhạc ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam, quy tụ 20 dàn ngũ âm với khoảng 200 diễn viên, nhạc công tham gia trình diễn.
Đừng bỏ lỡ
Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO