Phát huy thế mạnh du lịch tâm linh gắn với làng nghề và sinh thái

Đăng Chung| 21/07/2018 11:40

Với hơn 450 di tích lịch sử cùng 126 làng nghề, Thường Tín được đánh giá là mảnh đất giàu tài nguyên du lịch, “ngành công nghiệp không khói” nơi đây đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ...

Giàu tiềm năng du lịch

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, Thường Tín được biết đến không chỉ là "đất danh hương", mà còn là "đất trăm nghề", bởi nơi đây có một quần thể di tích lịch sử văn hóa đồ sộ với hơn 450 di tích, trong đó 110 di tích đã được xếp hạng (59 di tích cấp Quốc gia, 51 di tích cấp Thành phố).

Nhiều di tích, văn hóa nổi tiếng như: Chùa Đậu; Đền, bến Chương Dương, đền thờ Nguyễn Trãi... Gắn với những di tích lễ hội đặc sắc như: Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung (xã Tự Nhiên), lễ hội Đền Bộ Đầu (xã Thống Nhất), lễ hội làng Từ Vân (xã Lê Lợi), lễ hội Chùa Đậu (xã Nguyễn Trãi)...

Thường Tín còn là vùng đất khoa bảng, trong lịch sử khoa cử Việt Nam thời phong kiến, với gần 70 người đăng khoa, đồng thời là quê hương của các bậc danh nhân như Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Dương Trực Nguyên.

Phát huy thế mạnh du lịch tâm linh gắn với làng nghề và sinh thái
Tại các cơ sở sản xuất làng nghề sơn mài Hạ Thái đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lớp trẻ nhằm duy trì và giữ gìn kỹ năng làm nghề, bản sắc văn hoá làng nghề… (Ảnh: Đăng Chung).

Không chỉ là "đất danh hương", Thường Tín còn biết đến là "đất trăm nghề". Theo thống kê, toàn huyện có 126 làng nghề, trong đó có 47 làng được công nhận làng nghề truyền thống. Nhiều sản phẩm thủ công tinh xảo được xuất khẩu ra nước ngoài và bày bán tại những quầy lưu niệm tại làng nghề phục vụ việc mua sắm của khách du lịch. Nhiều làng nghề nổi tiếng hình thành từ sớm đã trở thành khẩu ngữ, tên làng gắn liền với sản phẩm của nghề như: Lược sừng Thụy Ứng, bánh giầy Quán Gánh, sơn mài Hạ Thái, thêu Quất Động, tiện Nhị Khê, chạm đá Nhân Hiền...

Phát huy thế mạnh du lịch tâm linh gắn với làng nghề và sinh thái
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Đức Hải phát biểu (Ảnh: Đăng Chung).

Phát biểu tại buổi tọa đàm “nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch huyện Thường Tín”, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Đức Hải nhấn mạnh, Thường Tín  là huyện có nhiều di sản và làng nghề, Thường Tín nên tăng cường phát triển sản phẩm du lịch; nâng cao chất lượng các điểm đến; xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với khách tham quan trong ngày, mang đặc trưng riêng.

Với những tiềm năng phát triển như vậy, Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh cho biết, huyện đã xác định thế mạnh là du lịch sinh thái và du lịch tâm linh gắn liền với làng nghề truyền thống. Một số địa điểm có tiềm năng xây dựng thành các tour du lịch như điểm du lịch sinh thái bãi Tự Nhiên, làng du lịch sinh thái xã Hồng Vân, du lịch chùa Đậu, đền thờ Chủ Đồng Tử - Tiên Dung, đền thờ Nguyễn Trãi, bến Chương Dương, đền thờ và lễ hội làng Bộ Đầu, làng nghề tiện Nhị Khê, làng nghề thêu tay xã Quất Động, Tháng Lợi, nghề Gỗ Vạn Điểm...

Phát huy thế mạnh du lịch tâm linh gắn với làng nghề và sinh thái
Bí thư huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh phát biểu (Ảnh: Đăng Chung). 

“Những năm qua, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phong trào xây dựng Nông thôn mới, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; quan tâm đầu tư bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích tạo nên một quần thể di tích có giá trị phát triển văn hóa, kinh tế và du lịch; làm tốt công tác quản lý an ninh trật tự, tạo môi trường an toàn cho các hoạt động du lịch; đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm làng nghề nhằm thu hút khách du lịch, tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế địa phương” - ông Minh nhấn mạnh.

Đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa làng nghề

Đến thăm khu sản xuất, trưng bày và giới thiệu sản phẩm làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín), điều cảm nhận đầu tiên đây là một không gian thu nhỏ của hoạt động sản xuất và kinh doanh tiêu biểu cho làng nghề truyền thống. Ngoài hàng trăm mẫu mã, sản phẩm có màu sắc, kiểu dáng và phong cách của làng nghề sơn mài cổ truyền, còn hàng nghìn mẫu sản phẩm hấp dẫn, đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước như bát, đĩa, lọ hoa, khay, tranh sơn, tranh khảm... Chất liệu chính của sơn mài Hạ Thái là gỗ, tre, nứa, song mây, gần đây có thêm các chất liệu mới như, composite, gốm sứ… càng tạo nên sự độc đáo cho sản phẩm.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Đỗ Hồng Chiêu - Chủ tịch Hiệp hội sơn mài Hạ Thái cho biết, tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai… vẽ trên nền vóc màu đen. Sản phẩm sơn mài Hạ Thái đã khẳng định được thương hiệu không chỉ nhờ uy tín, chất lượng luôn bóng, mịn, đẹp, độ bền cao, mà còn kết tinh dấu ấn của bàn tay khéo léo, sức sáng tạo của những người thợ tài hoa.

Phát huy thế mạnh du lịch tâm linh gắn với làng nghề và sinh thái
Những người thợ tài hòa với đôi tay khéo léo tạo ra các sản phẩm chất lượng... (Ảnh: Đăng Chung).

Cũng tại buổi tọa đàm “nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch huyện Thường Tín” nhiều các đại biểu cùng các đơn vị doanh nghiệp lữ hành cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều điểm hạn chế phát triển du lịch huyện Thường Tín như: Hạ tầng giao thông, khu vực trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề; thiếu hướng dẫn viên du lịch tại điểm; biển chỉ dẫn chưa đồng bộ; khu dịch vụ phục vụ khách du lịch còn thiếu còn nhiều rác thải vứt bừa bãi; công tác quảng bá, xúc tiến chưa được quan tâm đúng mức; nhiều điểm giao thông chưa thuận tiện…

Trước những vấn đề đặt ra, để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch huyện Thường Tín, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Đức Hải đề nghị huyện Thường Tín, cần nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách để xây dựng sản phẩm du lịch; xây dựng hệ thống biển, bảng chỉ dẫn đồng bộ trên các tuyến du lịch; xây dựng các khu trưng bày sản phẩm làng nghề, bố trí khu để xe khách du lịch, khu dịch vụ phục vụ khách, thêm nhà vệ sinh công cộng; tổ chức bộ phận hướng dẫn viên tại điểm; cải thiện môi trường du lịch, chủ động đẩy mạnh liên kết hợp tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển sản phẩm du lịch; đảm bảo môi trường, an ninh, an toàn cho tất cả du khách,…

Phát huy thế mạnh du lịch tâm linh gắn với làng nghề và sinh thái
Khách thăm quan gian khu giới thiệu sản phẩm sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội (Ảnh: Đăng Chung)

Trong thời gian tới, bên cạnh công tác tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch, Bí thư huyện ủy Thường Tín huyện Thường Tín Nguyễn Tiến Minh cũng cho biết, huyện sẽ xây dựng và trển khai Đề án “Phát triển du lịch tâm linh gắn với làng nghề và làng sinh thái huyện Thường Tín giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2030”; phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Sở Du lịch cùng các cơ quan chức năng của Thành phố Hà Nội để hoàn thiện hồ sơ và trình UBND Thành phố phê duyệt chủ trương 02 dự án xây dựng và thực hiện “Khu tưởng niệm doanh nhân văn hóa Nguyễn Trãi” tại xã Nhị Khê và “Khu du lịch văn hóa làng nghề Thượng Phúc tại xã Văn Bình”.

“Cùng với đó xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch hoàn chỉnh đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch tại làng nghề sơn mài Hạ Thái, du lịch sinh thái Hồng Vân và du lịch dọc tuyến sông Hồng. Tường bước xây dựng hạ tầng du lịch trên địa bàn huyện, nhất là hạ tầng các làng nghề: khu trưng bày sản phẩm, bãi xe, khu dịch vụ phục vụ khách du lịch, lắp đặt biển treo thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng; hệ thống pa nô tuyên truyền; hệ thống xử lý chất thải…” – ông Minh thông tin.

Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái và du lịch tâm linh gắn liền với làng nghề truyền thống xác định là một hướng đi phát triển du lịch bễn vững. Các làng nghề của Thường Tín sẽ ngày càng trở thành điểm dừng chân thú vị và hấp dẫn du khách. Hơn thế nữa, lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà còn là một cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy hiệu quả những giá trị văn hoá dân tộc.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
Phát huy thế mạnh du lịch tâm linh gắn với làng nghề và sinh thái
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO