Phát huy quyền tham gia của trẻ em

HNM| 16/04/2021 15:43

Sau hơn 3 năm triển khai tổ chức, Hội đồng Trẻ em thành phố Hà Nội đã phát huy tốt vai trò là cầu nối, giúp các cấp, ngành, nhà trường, gia đình nắm bắt nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của trẻ em. Qua mô hình này, nhiều học sinh đã tự tin bày tỏ quan điểm, nguyện vọng, ước mơ, góp phần quan trọng trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.

Phát huy quyền tham gia của trẻ em

Các thành viên Hội đồng Trẻ em thành phố Hà Nội trong một buổi tập huấn kỹ năng chơi trò chơi và làm việc nhóm, tháng 7-2020.

Tháng 12-2017, Hội đồng Trẻ em thành phố Hà Nội ra mắt với 41 thành viên là học sinh tiêu biểu từ 9 đến 15 tuổi. Phó Bí thư Thành đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội thành phố Hà Nội Bùi Lan Phương cho biết, để phát huy quyền tham gia của trẻ em, hơn 3 năm qua, Hội đồng Trẻ em thành phố đã tổ chức 5 kỳ họp hướng đến 20 nhóm ý kiến, kiến nghị, triển khai hơn 300 hoạt động lấy ý kiến của thiếu nhi tại cơ sở. Các ý kiến tập trung vào những vấn đề “nóng” xoay quanh môi trường học tập, cuộc sống đã được các cấp có thẩm quyền tiếp thu, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả cao. Kết quả ban đầu đó càng tiếp thêm động lực, sự tự tin, kỳ vọng cho các thành viên Hội đồng tại mỗi kỳ họp.

Các thành viên Hội đồng Trẻ em thành phố còn được tham gia các diễn đàn do Đoàn Thanh niên các quận, huyện, thị xã tổ chức để nắm bắt kiến nghị, đề xuất của thiếu nhi thông qua hòm thư góp ý tại liên đội; phản ánh ý kiến tới các cấp, ngành tại nhiều buổi tiếp xúc đối thoại trực tiếp... “Hội đồng Trẻ em thành phố là nơi chúng em gửi gắm, nói lên tâm tư, nguyện vọng trước những vấn đề gặp phải, như: Áp lực học tập; bạo lực học đường; xâm hại, bạo lực trẻ em trong cộng đồng, trên môi trường mạng; nguy cơ tai nạn thương tích, đuối nước… Em rất vui và tự tin vì được đại diện cho trẻ em đưa ra ý kiến với các cấp, ngành thành phố”, em Lê Anh Thư, học sinh Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Lương Thế Vinh (huyện Thanh Trì) chia sẻ.

Còn em Nguyễn Như Khôi, học sinh Trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy), Chủ tịch Hội đồng Trẻ em thành phố Hà Nội, bày tỏ: “Nhiều vấn đề chúng em nêu lên tại mỗi kỳ họp đã được lãnh đạo thành phố quan tâm, giải quyết và có phản hồi, tạo sự liên kết giữa trẻ em với các cấp chính quyền. Từ khi Hội đồng đi vào hoạt động, em nhận thấy số vụ việc trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực học đường đã giảm. Em mong muốn các hoạt động của Hội đồng được triển khai rộng rãi để tất cả các bạn nhỏ được chia sẻ, nói lên những khát vọng, ước mơ, tâm sự riêng của mình”.

Không chỉ tổ chức các kỳ họp, Thành đoàn, Hội đồng Đội thành phố thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về kỹ năng mềm, kỹ năng thuyết trình, tổng hợp ý kiến, làm việc nhóm... Những kiến thức này đã giúp thành viên Hội đồng Trẻ em thành phố hoàn thiện, thực hiện tốt hơn vai trò và là hành trang bổ ích cho học sinh khi trưởng thành.

Tham gia Hội đồng Trẻ em thành phố từ năm 2018, em Phạm Duy Anh, Trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên (huyện Chương Mỹ) cũng được trang bị thêm nhiều kiến thức, kỹ năng sống cần thiết. “Từ những nội dung được học, em tuyên truyền, phổ biến tới các bạn xung quanh để thực hiện tốt hơn về quyền, bổn phận của mình, nỗ lực học tập và có ý thức trong mọi hoạt động cộng đồng”, em Duy Anh chia sẻ.

Nói về hiệu quả của Hội đồng Trẻ em thành phố, Phó Chủ tịch Hội đồng Đội huyện Chương Mỹ Nguyễn Thị Thu Trang cho biết: "Khi tham gia Hội đồng Trẻ em thành phố, các em học sinh mạnh dạn, hoạt động năng nổ hơn và là người truyền tải hiệu quả kiến thức, kỹ năng được học tới các bạn trong Liên đội của mình. Tôi thấy, Hội đồng thực sự là môi trường để các em có thể phát triển bản thân một cách toàn diện, trở thành công dân tốt, có ích sau này”.

Theo Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố Hà Nội Lý Duy Xuân, thời gian tới, khi có đầy đủ văn bản hướng dẫn của Trung ương Đoàn và Hội đồng Đội trung ương, Thành đoàn, Hội đồng Đội thành phố Hà Nội sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng của Hội đồng Trẻ em thành phố. Cùng với đó, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em, nhằm xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em; phát huy vai trò đại diện cho tiếng nói của trẻ em đối với các vấn đề liên quan, góp phần đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của Thủ đô và đất nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
Phát huy quyền tham gia của trẻ em
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO