Phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa ở cơ sở

Việt Tuấn/HNM| 12/06/2019 08:21

Qua khảo sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội, hiện thành phố mới có 92,2% thôn, làng và 31% tổ dân phố có nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng. Các cơ sở này chủ yếu mới bảo đảm về diện tích, chưa đồng bộ về trang thiết bị, nội dung, phương thức hoạt động. Vì thế, các cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng cần quan tâm hơn nữa đến đầu tư xây dựng, trang bị và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa ở cơ sở.

Phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa ở cơ sở
Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội khảo sát thiết chế văn hóa cơ sở tại quận Tây Hồ.

Chưa khai thác hết công năng

Trưởng phòng Quản lý di sản (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Trần Thị Lan Anh cho biết, thành phố Hà Nội có 2.330 thôn, làng có nhà văn hóa (chiếm 92,2%) và 1.689 tổ dân phố có nhà văn hóa hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng (chiếm 31%). Việc đầu tư xây dựng nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng gặp khó khăn (khu vực nội thành thì thiếu đất, khu vực ngoại thành thì thiếu kinh phí); hoạt động còn nghèo nàn, phần lớn mới chỉ đáp ứng cho việc hội họp, chưa khai thác mở rộng sang hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở.

Cụ thể, huyện Chương Mỹ còn 29 thôn, xóm chưa có nhà văn hóa. Mặc dù, địa bàn huyện đã có 190 nhà văn hóa thôn, xóm được xây mới, sửa chữa, song hoạt động cũng chưa thực sự hiệu quả. Trưởng thôn Đồi 1 (xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ) Phạm Văn Tự cho biết, Nhà văn hóa thôn Đồi 1 được xây dựng trị giá hơn 1 tỷ đồng, đưa vào sử dụng năm 2018, nhưng mới chỉ tổ chức hội họp được vài lần.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Trần Công Thành cho biết, dù còn nhiều khó khăn, nhưng năm 2018, UBND huyện đã phân bổ, dành nguồn thu từ tiền sử dụng đất và chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới để xây dựng mới 9 nhà văn hóa; nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 12 nhà văn hóa; mua sắm trang thiết bị cho 16 nhà văn hóa cấp thôn. Năm 2019, UBND huyện tiếp tục đầu tư xây dựng mới 10 nhà văn hóa thôn, chỉ còn 7 thôn chưa có nhà văn hóa.

Qua khảo sát cho thấy, huyện Phú Xuyên mới quan tâm đầu tư về xây dựng trụ sở, trang thiết bị còn nghèo nàn, chỉ có bàn ghế dành cho hội họp. Trưởng ban Công tác mặt trận thôn An Khoái (xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên) Vũ Thị Láp chia sẻ, nhà văn hóa thôn được xây dựng từ nguồn ngân sách huyện trị giá 1 tỷ đồng, vận động xã hội hóa gần 2 tỷ đồng đưa vào sử dụng năm 2017. Nhưng thực tế, tại đây mới chỉ diễn ra các cuộc họp của thôn cùng một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, mà chưa thực sự là điểm đến thường xuyên của người dân.

Tương tự, Nhà văn hóa tổ dân phố 5, phường Xuân La (quận Tây Hồ) được địa phương vận động từ nguồn xã hội hóa để nâng cấp, sửa chữa khang trang hơn trước; nhưng ngoài tổ chức hội họp, văn hóa văn nghệ, cũng chỉ khai thác thêm việc tổ chức đám cưới cho con, em trong khu dân cư; lĩnh vực thể dục, thể thao chưa khai thác được.

Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Nguyễn Quang Thắng cho biết, khảo sát thực tế cho thấy, công tác quy hoạch nhà văn hóa - khu thể thao chưa được triển khai đồng bộ. Đặc biệt, quận Đống Đa do khó khăn về đất, nên 21 phường chưa có nhà văn hóa, người dân chủ yếu sinh hoạt tại các nhà sinh hoạt cộng đồng ở khu dân cư. Một số quận tuy đã bố trí được đất xây dựng song diện tích chưa bảo đảm, nhiều nhà văn hóa có diện tích khuôn viên nhỏ, không đủ điều kiện tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao lớn của cơ sở.

Sớm có hướng dẫn hoạt động

Theo đại biểu chuyên trách Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Phạm Thị Thanh Hương, hiện nay mặc dù Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành hướng dẫn về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã, nhà văn hóa - khu thể thao thôn… nhưng thành phố Hà Nội chưa ban hành quy chế hướng dẫn việc tổ chức, hoạt động của các trung tâm, nhà văn hóa ở cơ sở, dẫn đến công tác quản lý, khai thác các thiết chế văn hóa còn gặp nhiều lúng túng.

Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác quản lý, tổ chức hoạt động nhà văn hóa cấp xã, nhà sinh hoạt cộng đồng đều kiêm nhiệm; hầu hết chưa được đào tạo, bồi dưỡng về tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ hoặc quản lý văn hóa. Vì vậy, tổ chức hoạt động nhà văn hóa chủ yếu dựa trên kinh nghiệm; tính linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức và xã hội hóa hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chưa nhiều...

Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Phạm Xuân Tài cho biết, mặc dù quận đã có cơ chế động viên, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao, nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều nguồn lực. Vì thế, ban chủ nhiệm các nhà văn hóa, câu lạc bộ vẫn hoạt động trên tinh thần tự nguyện.

Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Nguyễn Thanh Bình đề nghị, thời gian tới, Sở Văn hóa và Thể thao cần tham mưu với UBND thành phố hoàn thiện và bổ sung cơ chế, chính sách cho các thiết chế văn hóa, thông tin, thể thao. Trong đó, ngoài tiếp tục kêu gọi nguồn lực xã hội hóa xây dựng các nhà văn hóa, bổ sung trang thiết bị…, Sở cũng nên đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ việc thiết kế, xây dựng nội dung hoạt động cho các thiết chế văn hóa tại cơ sở.

Đặc biệt, Sở cần xây dựng cơ chế lồng ghép, phối hợp giữa phong trào xây dựng đời sống văn hóa với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thực hiện 2 tiêu chí liên quan đến xây dựng nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn. Có như vậy, các thiết chế văn hóa ở cơ sở mới thực sự phát huy hiệu quả.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa ở cơ sở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO