Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Nông thôn mang vóc dáng của một đô thị xanh, sạch, đẹp, văn minh, an toàn

Minh Lý 02/11/2024 19:56

Thông qua việc triển khai Cuộc thi "Giữ gìn thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn" cùng với duy trì phong trào "Toàn dân tham gia đảm bảo vệ sinh môi trường" trên địa bài huyện Hoài Đức tiếp tục làm thay đổi rõ rệt diện mạo nơi đây; nông thôn mang vóc dáng của một đô thị xanh, sạch, đẹp, văn minh, an toàn.

Sức mạnh từ sự đoàn kết trong nhân dân

Huyện Hoài Đức đang tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao gắn với hoàn thành các tiêu chí huyện thành quận.

Triển khai và bám sát các nội dung tiêu chí Cuộc thi “Xây dựng và giữ gìn xã, phường, thị trấn sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn” của Thành phố, ngay từ đầu năm 2024, huyện Hoài Đức đã ban hành Kế hoạch tổ chức, thành lập Ban Chỉ đạo và Đoàn kiểm tra tổ chức Cuộc thi “Giữ gìn thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” trên địa bàn huyện. Phát động đợt thi đua cao điểm đẩy mạnh triển khai thực hiện phong trào vệ sinh môi trường và Cuộc thi “Giữ gìn thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

z5990234281334_737762eb80a41705a431a685b25d39a4.jpg
Đường làng sáng, xanh, sạch, đẹp mang vóc dáng đô thị trên địa bàn huyện Hoài Đức.

Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Hoài Đức Nguyễn Văn Thuận cho biết, UBND huyện đã chỉ đạo triển khai đến 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện triển khai cuộc thi “Giữ gìn thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” của huyện. Đồng thời, huyện lựa chọn 3 đơn vị tiêu biểu nhất tham gia cuộc thi cấp Thành phố gồm các xã: Đắc Sở, Minh Khai và Đức Thượng.

Để thực hiện hiệu quả thiết thực, huyện Hoài Đức triển khai Cuộc thi gắn liền với các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Nhờ đó, Cuộc thi được triển khai sâu rộng từ huyện đến toàn bộ các xã và từng thôn xóm. Cuộc thi nhận được sự quan tâm vào cuộc đồng bộ từ Ban Chỉ đạo tới các cấp chính quyền và đặc biệt là sự hưởng ứng nhiệt tình, đầy trách nhiệm của mọi người dân.

Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Hoài Đức Nguyễn Văn Thuận

1.jpg
Lối giao giữa các ngõ trong thôn được đánh tên chỉ dẫn và biển cảnh báo đi chậm đối với các phương tiện giao thông để đảm bảo thuận tiện và an toàn giao thông cho nhân dân.

Ghi nhận thực tế tại một số thôn thuộc các xã: Đắc Sở, Minh Khai và Đức Thượng đã hình thành những tuyến đường nở hoa, xanh, sạch, những bức tranh tường bích họa tạo nên diện mạo mới sáng, xanh, sạch, đẹp cho thôn, xóm, tổ dân phố.

z5990234279820_ec10d9c4e932cd77a718a407200fd2fa.jpg
Đoạn đường bích họa trên địa bàn huyện Hoài Đức.

Tại khu vui chơi công cộng, nhiều thiết bị dụng cụ thể dục thể thao được lắp đặt để nhân dân tham gia tập luyện rèn luyện sức khỏe, phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng. Nhiều hộ dân trước đây thường xuyên xả rác ra lề đường, nay đã bỏ rác đúng nơi quy định; tích cực tham gia dọn dẹp khu vực xung quanh nhà ở, làm cho môi trường sạch, đẹp hơn, xây dựng cảnh quan khu dân cư sáng, xanh, sạch, đẹp.

Mô hình máy bơm chữa cháy nhân dân

Đánh giá và chấm điểm chung khảo Cuộc thi tại xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, đồng chí Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) đặc biệt ấn tượng với mô hình máy bơm chữa cháy nhân dân tại các ao, hồ nước trên địa bàn xã Minh Khai.

z5990234299531_b8a40ed3a7410c1d42e4ebe9ed82408c.jpg
Mô hình máy bơm chữa cháy nhân dân tại các ao, hồ nước tại xã Minh Khai, huyện Hoài Đức.

Với phương châm “4 tại chỗ”, những mô hình PCCC tại xã Minh Khai, đặc biệt mô hình “Hệ thống máy bơm chữa cháy nhân dân” đang phát huy tích cực vai trò của nhân dân trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại địa bàn dân cư.

Với đặc điểm của xã là người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề sản xuất, chế biến hàng nông sản, như: Mỳ, miến, sản xuất bánh kẹo, nước ngọt... tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ. Do đó, việc thành lập các mô hình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "4 tại chỗ", mô hình máy bơm chữa cháy tại nhân dân ở cơ sở như thế này là rất cần thiết, cấp bách và cần phải được tích cực duy trì, nhân rộng để đảm bảo điều kiện sống và làm việc an toàn về tính mạng và tài sản cho nhân dân. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng (tiêu chí an toàn) để Đoàn liên ngành đánh giá, chấm điểm cho các đơn vị tham gia Cuộc thi.

Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Bùi Minh Hoàng nhấn mạnh

Báo cáo về công tác triển khai Cuộc thi tại xã Đức Thượng, Chủ tịch UBND xã Đức Thượng Nguyễn Văn Thuấn cho biết, được lựa chọn là đơn vị tham gia Cuộc thi cấp Thành phố là vinh dự, tự hào cũng là động lực lớn để lãnh đạo địa phương và nhân dân thực hiện tốt phong trào đảm bảo vệ sinh môi trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường; tạo sự ganh đua, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển.

"Nhân dân rất phấn khởi tham gia Cuộc thi. Thông qua Cuộc thi đã tăng cường tinh thần đoàn kết trong nhân dân; tình làng nghĩa xóm được củng cố, tăng thêm niềm tự hào, tình yêu làng xóm" Chủ tịch xã Đức Thượng Nguyễn Văn Thuấn thông tin thêm.

3.jpg
Đường đê nở hoa, bích họa tại xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức.

Đánh giá tổng thể công tác triển khai Cuộc thi trên địa bàn huyện Hoài Đức, trong 9 tháng đầu, đã có 180 lượt thôn, tổ dân phố tham gia; đã huy động nguồn xã hội hóa cho cuộc thi là 12.351 ngày công tham gia quét dọn vệ sinh, bóc, xóa biển quảng cáo, sơn sửa, trang trí, vẽ tranh tường; vận động người dân ủng hộ 6,07 tỷ đồng để đầu tư lắp đặt dụng cụ thể dục thể thao, đổ bê tông xây dựng sân chơi, đường ngõ xóm, mua thùng rác, cây xanh, hoa cây cảnh, vẽ tranh tường bích họa; trang bị trên 6.000 thùng rác có nắp đậy, vẽ được 364 bức tranh tường bích họa, sơn sửa 8.785m2 tường.

2.jpg
Tuyến đường đê bích họa, nở hoa tại xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức.

Nổi bật, một số xã tiêu biểu đã tổ chức vận động, tuyên truyền cán bộ, lãnh đạo, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực và đạt được kết quả đáng khích lệ phải kể đến như xã Đức Thượng, Minh Khai, Đắc Sở, Đông La, Kim Chung, Sơn Đồng, Thị trấn Trạm Trôi, Đức Giang ….

Bên cạnh thành tựu đạt được, một số xã trên địa bàn huyện triển khai thực hiện còn chưa đều tại các thôn, một số nơi triển khai còn mang tính hình thức, chưa đạt kết quả cao như xã: Tiền Yên, Cát Quế, Dương Liễu... Vẫn còn hiện tượng sử dụng phương tiện công nông chở đất, cát, vật liệu xây dựng không bảo đảm gây rơi vãi vật liệu xây dựng, đất cát ra đường; các công trình xây dựng không được che chắn, đào đất kéo bùn đất ra đường (bao gồm các công trình đầu tư công). Dây điện, viễn thông mặc dù đã được thanh thải, bó gọn tuy nhiên số lượng chưa được nhiều.

z5990234292393_b441cd34e493356e2f9eac0d1e81c3a8.jpg
Đoàn kiểm tra liên ngành chụp ảnh lưu niệm với đại diện huyện và các xã tại huyện Hoài Đức.

Đồng chí Bùi Minh Hoàng hy vọng, với những thành công bước đầu quan trọng trong triển khai thực hiện Cuộc thi, huyện Hoài Đức tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Tăng cường vận động, huy động nguồn xã hội hóa từ nhân dân chung sức, đồng lòng với chính quyền thực tốt hơn nữa theo các nội dung tiêu chí của Cuộc thi. Góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, dần hoàn thiện các tiêu chí xây dựng huyện thành quận, xã, thị trấn thành phường trong thời gian tới./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
  • Hà Nội điều chỉnh lộ trình và tần suất hàng loạt các tuyến xe buýt từ 1/4
    Căn cứ vào quyết định của Sở Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã điều chỉnh lộ trình luồng tuyến, tần suất hoạt động, các chỉ tiêu dịch vụ đối với 44 tuyến buýt của Tổng công ty từ ngày hôm nay (1/4).
Đừng bỏ lỡ
Nông thôn mang vóc dáng của một đô thị xanh, sạch, đẹp, văn minh, an toàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO