Những sinh viên y khoa nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19

Thành Dương| 16/04/2020 19:02

Trong khi học sinh, sinh viên cả nước đang trong “kỳ nghỉ Tết” dài nhất trong lịch sử, thì ở tuyến đầu, cùng với các y, bác sĩ trong công tác phòng, chống dịch, những sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội lại có một “khóa học” căng thẳng và mệt mỏi. Ngày 18/3, trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Trường Đại học Y Hà Nội đã bàn giao gần 130 em sinh viên năm cuối cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội (CDC) để tham gia trực tiếp công việc phòng, chống dịch ở tuyến đầu.

Những sinh viên y khoa nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19
Tham gia vào công tác chống dịch, đó là nghĩa vụ và lời thề với nghề y. 
Ảnh do ĐH Y Hà Nội cung cấp
Những vết hằn vì khẩu trang

Không phải đến tận ngày 18/3, các em sinh viên mới bắt đầu bắt tay vào “cuộc chiến”, mà cả tuần trước đó, các em đã có mặt tại CDC để tập huấn cho công cuộc phòng chống dịch Covid-19. “Khi em đang lấy số liệu ở Trung tâm y tế dự phòng quận Đống Đa thì nhận được “lệnh” khẩn. Em cùng các bạn có nhiệm vụ mới, đó là được trực tiếp tham gia chống dịch cùng các y, bác sĩ. Bọn em được phân thành từng nhóm: nhóm điều tra dịch tễ, nhóm tổng hợp số liệu, nhóm đi khử khuẩn môi trường, nhóm xuống phòng xét nghiệm bệnh phẩm Covid-19, em thuộc nhóm xét nghiệm bệnh phẩm Covid-19. Lúc đầu cũng lo lắng lắm vì chưa có kiến thức”, Đoàn Bảo Ngọc, sinh viên Y6, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội chia sẻ. 

Ngọc cho biết, ngay khi đến CDC, bác giám đốc trung tâm đã lên dây cót tinh thần cho sinh viên: “Dịch là giặc, giờ giặc đến nhà mình rồi, các em toàn thanh niên trẻ khoẻ, bác sĩ tương lai là phải tham gia vào cuộc chiến. Đó là trách nhiệm nghĩa vụ và là cơ hội trải nghiệm. Các em phải tự tin như một chiến sĩ mặt trận”. 

Trước khi bắt tay vào công việc Ngọc và các bạn được tập huấn về an toàn sinh học, học cách mặc trang phục phòng hộ… Ngọc cho biết. Sau một tuần tập huấn, Ngọc và các bạn cùng bắt tay vào việc như các y, bác sĩ tuyến đầu. Ngọc cho biết, buổi sáng bắt đầu từ lúc 6h30 đến địa điểm làm việc, chỉ kịp mặc, đeo đủ các trang bị bảo hộ là bắt tay vào việc. Làm một mạch đến khi hết việc, cũng chẳng phân biệt lúc nào là trưa, lúc nào là giờ nghỉ. Bữa trưa có khi là 12h, cũng có lúc 2, 3h chiều rồi tranh thủ ít phút vào phòng chợp mắt tý lấy lại sức để bắt đầu vào việc tiếp.

Có những cô bạn của Ngọc thời gian đầu vì công việc quá nhiều, quá mệt mỏi nên đã bật khóc. Sinh viên trường Y vốn quen với cường độ học tập, quen với các công việc lâm sàng, quen với việc trực đêm… mà khi vào chiến dịch phòng, chống Covid-19 còn áp lực như thế, đổi lại nếu là sinh viên trường khác khó mà trụ. Thế nhưng rồi dần dần cũng quen, đến giờ các em đã bắt được nhịp, đã thích nghi với thời gian biểu… chẳng giống ai của đội ngũ nhân viên y tế trong cuộc chiến này.

Ngày trước, khi nhìn thấy hình ảnh các đồng nghiệp của mình ở Vũ Hán với gương mặt ngang dọc những vết hằn, Ngọc cũng chỉ thấy đồng cảm. Nhưng cho đến khi em khoác lên người bộ quần áo đó, mới thấy thương thực sự. Trước khi vào làm việc, Ngọc và các bạn cùng nhóm được hướng dẫn mặc đúng, đủ đồ bảo hộ. Cái khuyến cáo nên đi vệ sinh, uống đủ nước trước khi mặc trang phục tưởng chỉ do mấy anh chị cẩn thận quá. Nhưng hóa ra không phải…

Trời Hà Nội không còn lạnh nữa, cũng có những hôm trời đã nắng, nhiệt độ lên đến 27, 28 độ. Mặc bộ đồ bảo hộ lên, có nghĩa các em khoác trên mình đến… 3 lớp quần áo. Quả thực mặc đồ bảo hộ không hề dễ chịu. Có những khi các em làm việc, mồ hôi trong người túa ra, mồ hôi nhỏ tí tách, nhòa xuống mắt cay xè nhưng không được phép đưa tay lên lau, chùi. Lớp đệm mũ thít trên trán, viền khẩu trang bít dưới mặt cùng với nhạt nhòa mồ hôi khiến da mặt em ngứa ngáy, đau dứt khó chịu. Chưa hết, đó còn là khi đã khoác lên bộ quần áo bảo hộ, có nghĩa tất cả các nhu cầu cá nhân đều… dừng lại hết. Có muốn đi vệ sinh cũng cố mà chịu cho đến hết giờ. 

Những sinh viên y khoa nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19
Và đến lúc cởi được bộ đồ bảo hộ ra, các em đã thấy mình có dấu vết chẳng khác gì những y, bác sĩ tại Vũ Hán trước đó. Những vết hằn ngang dọc trên mặt, những phờ phạc thấm đẫm mồ hôi… Nhưng dấu ấn đó, với em là sự khẳng định, các em đã thực sự vào cuộc.

Gác việc riêng để phòng, chống dịch

Nhiều ngày qua, Trần Diễm My, sinh viên lớp Y6H, chuyên ngành bác sĩ y học dự phòng, Đại học Y Hà Nội thường bắt đầu công việc bằng những cuộc điện thoại điều tra dịch tễ liên tục với các F1, F2… và những người từ nước ngoài về. My cho biết, các em không thể đếm được trong một buổi phải nhấc máy gọi điện cho bao nhiêu người. Cuộc điện thoại đó lại không hề đơn giản như gọi điện chúc mừng hay hỏi thăm, mà trong giai đoạn này, với nhiều người nó vô cùng nhạy cảm. Mỗi cuộc điện thoại trung bình tiêu tốn từ 3 - 5 phút, cũng có khi hơn, số lượng của các cuộc gọi có thể là 200, có thể là 300 cuộc. “Cầm điện thoại đến tay cứng đờ, tê rần, bọn em phải chuyển sang dùng tai nghe. Mấy hôm đầu, sau khi xong việc em còn không phát âm nổi” - My nói.

Vốn là con gái Hà Nội, nhà ở ngay Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội) nhưng sau khi nhận nhiệm vụ, em đã chào bố mẹ, hẹn bố mẹ đến hết tháng 4 sẽ trở về và xách vali đi đến trọ cùng các bạn khác. Bởi em cho rằng, việc tự “cách ly” khỏi gia đình cũng là một cách bảo vệ mình, bảo vệ người thân. Hơn nữa: “Với giờ giấc đi học, đi làm như chúng em thì sang ở với các bạn cũng tránh cho bố mẹ những xáo trộn về giờ giấc”. My cho rằng, với em như vậy còn đỡ, còn một số bạn sau khi tham gia tình nguyện, đã phải đối mặt với sự kỳ thị của chủ nhà cho thuê trọ, với những bạn gần phòng. Có lẽ, bố mẹ em cũng sẽ chẳng dám nói với hàng xóm láng giềng về việc em tình nguyện đi tham gia chống dịch, nếu không, chắc chắn cả bố mẹ em sẽ nhận được những sự e ngại từ họ …

Là con gái, nhưng cả tháng nay My không còn thời gian để chăm chút dung nhan cho mình. Con gái ai cũng thích làm đẹp, nhưng thời gian dù chỉ để em bôi một lượt kem chống nắng ở thời điểm này cũng là quá xa xỉ. “Em chỉ kịp đánh răng rửa mặt. Ngày trước sáng dậy còn ngắm vuốt, nhìn ngắm, nhưng giờ đến đầu bẩn còn chẳng có thời gian mà gội”. Nhợt nhạt vì thiếu ngủ, da dẻ có nổi mụn lên cũng đành chịu.

My kể, trong nhóm tình nguyện cũng có bạn phải hi sinh cả chuyện riêng. Em cho biết, có một bạn cuối tuần này cưới. Là ngày trọng đại của cả cuộc đời, nhưng bạn ấy cũng chỉ về trước khi cưới có nửa ngày và tiến hành xong các thủ tục cưới hỏi lại lên luôn để vào vị trí. “Em nghĩ chắc gia đình cũng thông cảm thôi”. Tất nhiên các em cũng chẳng có thời gian để chung vui với bạn. Thôi cũng đành, những lúc thế này là thời gian mà các em được góp sức, được cống hiến và cũng là cơ hội được học hỏi nhiều nhất.

Sữa, bánh mỳ, bánh ngọt, dầu gội đầu, bàn chải, kem đánh răng… là những đồ luôn có sẵn trong balo của các em. Những mệt mỏi trong thời gian này với các em chẳng ăn thua gì so với bao chiến sĩ ngoài kia. Thế nên, việc của các em hôm nay, đó là việc nên và phải làm, bởi các em là sinh viên Y khoa.
(0) Bình luận
  • Ngày hội Sách “Hoàn Kiếm em yêu”: Góp sức phát triển văn hóa đọc, ý thức học tập suốt đời
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025, sáng 16/4, UBND quận Hoàn Kiếm, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm tổ chức khai mạc Ngày hội Sách “Hoàn Kiếm em yêu” tại trường TH CLC Tràng An.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đề án sân khấu học đường bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu văn học, nghệ thuật dân tộc trong học sinh Thủ đô
    Đây là đánh giá của bà Lê Thị Ánh Mai – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Hội nghị tổng kết Đề án Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (sau đây gọi là Đề án sân khấu học đường), giai đoạn thí điểm 2022-2024. Hội nghị diễn ra sáng 8/4 tại Nhà hát kịch Hà Nội.
  • Tuổi trẻ Thủ đô tích cực triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    “Thời gian qua, tuổi trẻ Thủ đô đặt nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng hình mẫu thanh niên Thủ đô thời đại mới là nhiệm vụ trọng tâm”, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng chia sẻ trong bài tham luận tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” (Chương trình số 06-CTr/TU).
  • Hà Nội: Hiện thực hóa mục tiêu khu du lịch Hồng Vân thành “Miền quê đáng sống”
    Chia sẻ tại Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu năm 2025 cho các thành viên tại Việt Nam do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức ngày 28/3, ông Nguyễn Văn Phượng - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) cho biết, địa phương và Thành phố đã, đang quyết tâm xây dựng, phát triển khu du lịch Hồng Vân trở thành “Miền quê đáng sống”.
  • Văn hóa và con người trở thành 1 trong 5 trụ cột trong những triết lý phát triển Thủ đô
    Ngày 28/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” (Chương trình 06 ) tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06 chủ trì và phát biểu tổng kết chỉ đạo tại hội nghị.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • 5 nhóm giải pháp phát huy vai trò tiên phong của văn học, nghệ thuật Thủ đô
    “Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước sang một trang sử mới - trang sử hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, đổi mới và phát triển; đồng thời cũng mở ra cho văn học, nghệ thuật nước nhà một không khí mới, không gian mới, giai đoạn văn hóa, văn nghệ thống nhất, giao hòa, phát triển trong tính tổng thể, toàn vẹn, tiến bộ và cách mạng”, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định tại hội thảo “Văn học nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 16/4/2025.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
Đừng bỏ lỡ
Những sinh viên y khoa nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO