Những ''bảo mẫu'' ở Vườn thú Hà Nội

HNM| 17/02/2022 11:42

Là nơi bảo tồn, nuôi dưỡng hàng trăm cá thể động vật quý hiếm phục vụ nhân dân Thủ đô, du khách đến vui chơi, tham quan, trung bình hằng năm, Vườn thú Hà Nội đón khoảng 2 triệu lượt khách. Để bảo đảm sức khỏe cho đàn động vật, việc chăm sóc, phòng, chống nóng, rét cũng như dịch bệnh luôn được đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân của Công ty TNHH một thành viên Vườn thú Hà Nội (Vườn thú Hà Nội) đặt lên hàng đầu. Có thể nói, những cán bộ, công nhân Vườn thú Hà Nội như những “bảo mẫu” luôn hết lòng với công việc.

Những ''bảo mẫu'' ở Vườn thú Hà Nội
Nhân viên Công ty TNHH một thành viên Vườn thú Hà Nội đốt củi sưởi ấm cho đàn thú móng guốc khi nhiệt độ xuống thấp.

Coi như con mình

8h ngày 10-2, vừa thấy chị Trần Thị Ngọc (công nhân Tổ chăn nuôi thú dữ, Xí nghiệp Chăn nuôi và Phát triển động vật số 1, Vườn thú Hà Nội) bước chân vào khu chăn nuôi, trưng bày thú dữ, hai chú hổ lớn đứng bật dậy, mừng rối rít. “Đây là Bống và Bi, được giải cứu trong vụ nuôi nhốt hổ tại tỉnh Nghệ An năm 2018 và đưa đến Vườn thú Hà Nội chăm sóc khi mới 4 tháng tuổi. Lúc đó chúng mới nặng khoảng 12kg, giờ đã lên 4 tuổi, nặng trên 100kg rồi. Chăm sóc và yêu thương chúng ngay từ nhỏ nên chúng cũng dành tình cảm đặc biệt cho mình. Sáng nào cũng vậy, chúng đứng hóng mình như trẻ hóng bố, mẹ về” - chị Ngọc tươi cười kể.

8h sáng hằng ngày cũng là giờ vào ca của hơn 80 cán bộ, công nhân Phòng Kỹ thuật, Xí nghiệp Chăn nuôi và Phát triển động vật số 1, số 2, Vườn thú Hà Nội. Họ tỏa ra các khu chăn nuôi, trưng bày thú dữ (hổ, sư tử, báo, gấu), thú tạp (cầy, vượn, voọc, các loài khỉ, nhím, cá sấu...), thú móng guốc (hươu, nai, ngựa, hoẵng, linh dương,...), voi, hà mã, các loài chim..., tất bật công việc dọn dẹp rác thải, vệ sinh chuồng trại, sân bãi của khu chăn nuôi, với hơn 700 cá thể động vật đang được nuôi dưỡng, bảo tồn tại Vườn thú Hà Nội. Sau khi “nhà cửa” sạch sẽ, các công nhân lại tất tả đẩy các xe thùng đi “lĩnh” thức ăn (thịt, rau, củ, quả, cỏ...), rồi về cân đong, chia khẩu phần, theo dõi quá trình ăn uống, vận động của từng cá thể.

Gắn bó với công việc chăm sóc thú dữ tại Vườn thú Hà Nội từ năm 1996 đến nay, anh Nguyễn Quang Phúc, Tổ trưởng Tổ chăn nuôi thú dữ chia sẻ: “Công việc không quá vất vả, nhưng để làm được cần sự can đảm, chịu khó, tận tâm và đặc biệt là cần dành sự quan tâm, yêu thương với động vật”. Quả vậy, bằng sự săn sóc, dành tình cảm cho đàn động vật được giao chăm sóc, anh Phúc, chị Ngọc, cũng như nhiều công nhân khác của Vườn thú Hà Nội coi đàn động vật như những đứa con của mình, hằng ngày chăm sóc từ miếng ăn, giấc ngủ, đến nỗi biết rõ “tính nết” của từng con thú. Chỉ cần quan sát các biểu hiện của thú qua ăn uống, tâm trạng, chất thải... là biết ngay “con” khỏe hay có triệu chứng bệnh để có biện pháp xử lý, điều trị kịp thời. “Hạnh phúc nhất là mỗi ngày thấy những "đứa con" mình nuôi đều phát triển mạnh khỏe” - anh Phúc nói.

Duy trì tốt sức khỏe đàn động vật

Trưởng phòng Kỹ thuật Vườn thú Hà Nội Phạm Đình Mạnh cho biết, để đàn động vật phát triển khỏe mạnh, bên cạnh việc vệ sinh, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng theo tập tính ăn của từng loài, hằng năm, Vườn thú còn xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho toàn đàn động vật. 

Theo đó, vào tháng 4 hằng năm, thú nuôi được tiêm vắc xin phòng, chống các bệnh truyền nhiễm (bệnh dại, suy giảm bạch cầu, viêm mũi, khí quản...); 2 lần/năm được tẩy giun, sán lá. Riêng loài thú móng guốc còn được tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng, bệnh tụ huyết trùng, viêm ruột hoại tử do vi khuẩn yếm khí 2 lần/năm. Trong khi đó, các loài chim được tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm, đậu gà... Để bảo đảm thú nuôi sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, Vườn thú chú trọng tăng cường vệ sinh, tẩy uế chuồng trại, sân bãi. Ngoài ra, trong năm, Vườn thú Hà Nội còn bổ sung vitamin, canxi, chất khoáng nhằm tăng sức đề kháng cho toàn đàn động vật.

Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, Vườn thú Hà Nội sẽ "kích hoạt" phương án chống nóng, chống rét cho đàn động vật. Theo ông Phạm Đình Mạnh, mùa hè, khi thời tiết nóng trên 36 độ C, đơn vị sử dụng quạt thổi hơi nước, cung cấp đủ nước sạch tại các bể nước tắm, nước uống; sử dụng đá cây để ở các cửa chuồng chống nóng cho thú dữ; tạo không gian thoáng mát tại các chuồng trại. Mùa đông, khi nhiệt độ xuống dưới 17 độ C, đơn vị thực hiện che chắn, hạn chế gió lùa, sử dụng điều hòa nóng, đốt củi sưởi tại các chuồng nuôi voi, hà mã, hươu sao, nai, ngựa vằn, linh dương,...; sử dụng hệ thống sưởi điện đối với khu chăn nuôi thú dữ, một số chuồng thú tạp nhằm giữ ấm, chống rét cho đàn động vật.

Chính sự công phu trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc của các cán bộ, kỹ sư, công nhân đã giúp các cá thể động vật tại Vườn thú Hà Nội, trong đó có nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, luôn khỏe mạnh, sinh trưởng tốt. Nhờ đó, Vườn thú Hà Nội luôn là điểm đến hấp dẫn đối với nhiều người dân Thủ đô cũng như du khách gần xa. Riêng 6 ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, nơi đây đã đón 45.860 lượt khách...

(0) Bình luận
  • Góp phần xây dựng thành công chuẩn mực con người Thủ đô trong kỷ nguyên mới
    Sáng 13/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Những ''bảo mẫu'' ở Vườn thú Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO