Nhớ nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo: Nghệ sĩ lãng tử, đa tài

KTĐT| 05/01/2021 10:06

Nhà thơ, nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Trọng Tạo đã đi xa nhưng những áng thơ văn, những tác phẩm âm nhạc của anh còn sống mãi với công chúng cả nước.

Anh còn có một phong cách sống đặc biệt, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè. Chuẩn bị kỷ niệm 2 năm ngày mất của nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo (7/1/2019 - 7/1/2021), chúng tôi có đôi dòng để tưởng nhớ anh, người con của mảnh đất Diễn Châu xứ Nghệ thân thương.

Nghệ sĩ đa tài

Nguyễn Trọng Tạo là thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ đa tài, đa tình; dòng thơ, dòng nhạc của anh như cuồn cuộn chảy, dâng trào cảm xúc của đời sống, lẽ sống... Bài thơ "Tản mạn thời tôi sống" Nguyễn Trọng Tạo vẽ nên bức tranh một thời gian khổ hy sinh, một thời cuộc sống con người thiếu thốn trăm bề: "Anh yêu em - anh phải đi ra trận/ Vợ yêu chồng - biết chờ đợi nuôi con/ Đất yêu người - đất nhận làm lá chắn/ Ba mươi năm không nguôi lửa chiến trường… Lúa ngậm đòng bão lụt đến xô bồ/ Nhà đang dựng thiếu xi măng, thiếu gạch/ Bao đám cưới chưa có phòng hạnh phúc/ Mây ngổn ngang lam lũ những dáng người/ Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi/ Câu trả lời thật chẳng dễ dàng chi"...

Khi buồn, khi vui những khoảnh khắc ấy trong thơ Nguyễn Trọng Tạo thật đa chiều. Với bạn, với thơ, với rượu là đề tài phong phú nhất trong thơ anh. Có người hỏi anh: “Trong hơn một nghìn bài thơ của anh có khoảng năm trăm bài thơ tình, có phải anh có năm trăm người tình không”. Anh trả lời hóm hỉnh: “Đúng là có khoảng năm trăm bài thơ tình nhưng có những bài tôi viết cho nhiều người và có nhiều bài tôi viết cho một người nên bao nhiêu người tình thì không đếm được”.

Thơ anh viết về quê hương, bạn bè, người thân đầy trăn trở, nghĩa tình và đầy thương cảm. Cái nhìn trong thơ Nguyễn Trọng Tạo thật tinh vi, sâu sắc, lời thơ bay bổng, nhẹ nhàng nhưng cũng thật là sâu cay. Trong bài "Đồng dao cho người lớn" có viết: “Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi/ Có con người sống mà như qua đời/ Có câu trả lời biến thành câu hỏi/ Có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới… Có thương có nhớ có khóc có cười/ Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi"...
Bạn bè khắp nơi là vậy nhưng đôi lúc cũng cô đơn lắm, nỗi niềm ấy đã vào thơ anh và thơ cũng chảy vào lòng người một sự chia sẻ cảm thông đồng điệu. Trong bài thơ "Viết cho tôi": "Ném thân vào giữa bạn bè/ Ngày nâng ly, tối đêm về mắt chong… Thơ à ơi. Báo à ơi/ Văn chương loạn chuẩn thế thời đảo điên... Trở về căn hộ độc thân/ Cắm nồi cơm điện rân rân mi mày "...
Lãng tử, lạ thường
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đi nhiều, viết khỏe, anh viết như con tằm rút ruột. Ngoài những tập thơ đồ sộ, anh còn có những truyện ngắn, những giao cảm văn chương qua hàng trăm bài phê bình văn học. Với tính lãng mạn, ngang tàng khí phách, Nguyễn Trọng Tạo đã để lại trong thi đàn Việt Nam những vần thơ bốc lửa, những vần thơ thép, những vần thơ ca ngợi sự hy sinh... Ngòi bút của Nguyễn Trọng Tạo cũng là vũ khí đấu tranh sau chiến tranh.
Tôi rất may mắn là gần gũi và trò chuyện với anh nhiều, những câu chuyện đời ngắn dài từ cuộc rượu, để rồi hiểu ít nhiều về thơ và nhạc của anh, hiểu một ít về đời tư đầy những thăng trầm, sự nghiệp văn chương, nhạc họa thăng hoa hiếm có. Anh đã từng nói với nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi: “Tạo làm thơ là để sống, viết nhạc là để chơi”. Nhưng viết nhạc để chơi như Nguyễn Trọng Tạo thật hiếm và độc đáo, năm 1978 khi chưa biết làng quan họ nó nằm ở đâu, chỉ qua bài thơ của nhà thơ Phan Hách mà Nguyễn Trọng Tạo đã có một tác phẩm để đời, một tác phẩm viết về miền Kinh Bắc như là máu thịt, như anh đã từng sinh ra và lớn lên nơi miền quê xinh đẹp ấy.

"Làng quan họ quê tôi" là ca khúc đã được Hãng JVC (Nhật Bản) chọn làm đĩa karaoke 100 bài hát Việt Nam và từng được Dàn nhạc giao hưởng Leipzig (Đức) trình tấu. Nhạc sĩ Văn Cao cũng đã từng khen Nguyễn Trọng Tạo khi anh được nhà thơ Nguyễn Thụy Kha giới thiệu: “Đây là Nguyễn Trọng Tạo bác ạ”. “Thế à, đây là anh chàng người Nghệ nhận quan họ là quê phải không?”.

Rồi miền quê yêu dấu Thanh Chương, nơi con Sông Lam chảy qua trong thơ Lê Huy Mậu, cũng như tuổi thơ Nguyễn Trọng Tạo nơi con sông Bùng quê anh đất Diễn Châu, hai tâm hồn thơ nhạc đã hóa thành "Khúc hát sông quê" - một tuyệt phẩm âm nhạc đi vào lòng công chúng cả nước. Gần gũi thân thương, "Khúc hát sông quê" giúp người nghe như được trở về với tuổi thơ của mình, vì miền quê nào cũng có dòng sông, cũng lưng trâu đồng lúa.

Cái suy tư riêng của Nguyễn Trọng Tạo: "Nay mai tôi chết trong thơ/ Hay là thơ chết bên bờ hồn tôi"... Cũng cho chúng ta thấy một Nguyễn Trọng Tạo lãng tử, lạ thường, cuộc đời anh phiêu diêu khắp mọi miền đất nước và để lại vô vàn tác phẩm cho cuộc đời, cho công chúng.

Những giải thưởng văn học nghệ thuật nhiều địa phương và giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật là dấu ấn của cuộc đời anh. Nhưng giải thưởng lớn nhất dành cho anh, cho thơ nhạc của anh là tình yêu của khán thính giả, độc giả cả nước. Nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo, họa sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã đi xa nhưng tiếng vọng của thơ nhạc còn vang mãi, sống mãi trong lòng công chúng của quê hương đất nước.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • Thông báo Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
    Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5.
  • Người phục vụ già nhớ mãi những lời dạy của Bác Hồ
    Ông Lê Bá Cải (sinh năm 1933, quê tại Đông Sơn, Thanh Hóa) từng là một trong những thanh niên trẻ tuổi được tuyển chọn điều lên chiến khu Việt Bắc, bổ sung vào Đội Xây dựng thuộc Ban kiểm tra 12 – Bí danh của Chủ tịch Phủ - Thủ tướng Phủ tại An toàn khu (ATK) Sơn Dương, Tuyên Quang. Sau quá trình dài được phục vụ Bác Hồ, cho đến nay, mặc dù đã ngoài 90 tuổi, người phục vụ già vẫn nhớ rất rõ những tháng ngày khó khăn bên Bác và những bài học mà Người đã dạy.
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
  • Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
  • "Bảy chuyện kể Gothic" mang đến cho độc giả Việt Nam thể loại văn chương hết sức mới lạ
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa trình làng cuốn sách “Bảy chuyện kể Gothic” của tác giả Isal Dinesen. Với thể loại văn chương hết sức mới lạ, tác phẩm mang đến cho độc giả Việt Nam những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
  • Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    Ngày 17/5, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
  • Tọa đàm “Hoạt động giáo dục bảo tàng - kết nối cộng đồng”
    Sáng 17/5, Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Hoạt động giáo dục bảo tàng - kết nối cộng đồng” nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế bảo tàng 18/5/2024.
  • Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024
    Liên hoan tiếng hát Làng Sen 2024 là bản hòa tấu ngân vang được cất lên bằng những lời ca, điệu múa ca ngợi công ơn trời biển của Bác Hồ, những thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước. Lễ trao giải sẽ diễn ra vào tối nay 17/5 tại Quảng trường Hồ Chí Minh.
Nhớ nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo: Nghệ sĩ lãng tử, đa tài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO