Nhớ chuyến biểu diễn ở Cuba năm ấy...

NSƯT Như Bình| 06/01/2021 11:53

Trong sâu thẳm ký ức của tôi, lần biểu diễn ở trại lính Cuba nhân kỷ niệm ngày Quốc khánh Cuba cách đây gần 60 năm cho đến bây giờ vẫn là một kỷ niệm không thể nào quên.

Nhớ chuyến biểu diễn ở Cuba năm ấy…
Tham dự ngày Quốc khánh Cuba ở quảng trường Jose Marty ngày 1/1/1965 Lahabana

Đó là năm 1965, nhận lời mời của Bộ Văn hóa Cuba, Bộ Văn hóa Việt Nam cử Đoàn Ca múa Trung ương (nay là Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam) sang thăm và biểu diễn chào mừng quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa hai dân tộc vào dịp Quốc khánh Cuba.

Đoàn Ca múa nhạc Trung ương khi ấy từng đi biểu diễn ở nhiều nước và hàng trăm thành phố lớn cũng như các thủ đô tráng lệ, song buổi biểu diễn ở trại lính trước khi chuyến lưu diễn ở Cuba kết thúc thì không ai trong chúng tôi quên được. Những tràng vỗ tay kéo dài và hầu như tiết mục nào bạn cũng yêu cầu hát lại, múa lại… như một sự cổ vũ động viên lớn đối với chúng tôi.

Mở đầu chương trình là hai bản hợp xướng do NSND Cao Việt Bách chỉ huy. Nếu như bản hợp xướng “Giải phóng miền Nam” của Lưu Hữu Phước chứa đầy nhiệt huyết, là hồi kèn kêu gọi vùng lên giải phóng dân tộc giành thống nhất non sông, thể hiện ý chí kiên cường bất khuất và lòng dũng cảm của quân dân ta thì bài “Cuba -Venxerenoc” lại thổi vào lòng người sự tự tin chiến thắng như khúc khải hoàn chiến thắng của quân dân Cuba kiên cường thông minh kết thành chiến lũy bất khả xâm phạm để giữ vững chủ quyền độc lập, tự do. Hai bài hát tràn ngập niềm tin ý chí và thể hiện sức mạnh của dân tộc thà hi sinh thân mình quyết giữ vững ý chí độc lập dân tộc, chứ nhất định không nao núng trước bạo lực của kẻ thù. Nó như lời thúc giục sự đồng lòng quyết tâm, vai kề vai, cánh sát cánh của cả 2 nước để đi tới đích cuối cùng là dành được độc lập - tự do.

NSND Cao Việt Bách được nhiều người quý mến và hâm mộ. Mỗi khi ông ra chỉ huy hợp xướng, người nghe như được cuốn vào những tiết tấu hùng tráng oanh liệt của bài ca. Phong cách tài năng của NSND Cao Việt Bách được thể hiện qua màn hợp xướng - “Giải phóng miền Nam và Cuba chiến thắng” càng làm cho không khí của buổi biểu diễn thêm sôi động, hừng hực sức mạnh của tình yêu, tình hữu nghị hai dân tộc Việt Nam - Cuba.

Cùng với những bản hợp xướng, bài hát “Quan họ quê tôi” của Phó Đức Phương do tốp nữ tự đệm đàn thập lục với giai điệu mượt mà uyển chuyển hòa quyện trong tiếng đàn đã xâm chiếm tình cảm, sự hào hứng dõi theo của khán giả là những người lính Cuba. Và nữa, tiết mục độc tấu đàn bầu của Đức Nhuận với bài “Việt Nam quê hương tôi” làm say lòng những người lính bởi phác lên một bức tranh âm nhạc với phong cảnh thanh bình, tuyệt mỹ của quê hương Việt Nam. 

Không chỉ có lời ca, tiếng nhạc… vở kịch múa “Theo cờ giải phóng” (sáng tác: Lê Ngọc Canh - Hoàng Xuân Cống, âm nhạc: Đôn Truyền) do nghệ sĩ Thúy Quỳnh sắm vai chị giải phóng quân, Vân Quyên trong vai vợ anh Thắng viên sĩ quan quân Ngụy Sài Gòn, Như Bình trong vai người sĩ quan Ngụy và Lệ Hằng trong vai con anh Thắng… cũng đã để lại những dư âm khó quên đối với công chúng và cả anh em nghệ sĩ chúng tôi. 

Tôi vẫn nhớ như in cao trào của vở diễn là khi viên sĩ quan Mỹ chỉ huy trận càn, xông vào nhà người vợ sĩ quan Ngụy đập phá và giằng xé. Đứa con gái vội lấy khung ảnh của bố mình đập vào đầu viên sĩ quan Mỹ, viên sĩ quan rút ngay súng bắn chết cô. Vừa lúc đó, anh Thắng từ trận càn ở làng bên chạy về nhà thấy con gái nằm chết ở sân nhà còn vợ mình thì bị “sếp” của mình là sĩ quan Mỹ đang ôm ghì lấy liền xông vào giằng co để cứu vợ mình khỏi nanh vuốt của tên gian ác. Trong tình thế nguy kịch thì đúng lúc, chị cán bộ mặt trận cùng đồng đội xông tới, kịp cứu nguy cho anh Thắng. Sau đó chị tập hợp quần chúng dân làng còn anh Thắng bế xác con mình dẫn đầu đoàn biểu tình tố cáo tội ác của kẻ địch. 

Nhớ chuyến biểu diễn ở Cuba năm ấy…
Một cảnh trong vở kịch múa “Theo cờ giải phóng”

Cao trào của vở diễn đã khiến tất cả những người lính Cuba đứng lên, họ tiếp tục thay anh Thắng, bế con gái anh đi vòng trên sân khấu. Sau đó đoàn người tràn xuống quảng trường hô vang, đả đảo đế quốc, đả đảo dã man. Viên chỉ huy lính Cuba cầm micro đứng giữa sân khấu hô to: “Vì Việt Nam, chúng ta sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”, “Việt Nam chiến thắng, Việt Nam chiến thắng”.

Chương trình khép lại, NSND Cao Việt Bách và dàn nhạc lại vang lên bài “Cuba - Venxerenoc” (Khúc tráng ca khải hoàn - Cuba anh hùng, Cuba chiến thắng). Từ chương trình nghệ thuật biến thành cuộc mít tinh, diễu hành, tất cả diễn viên, nghệ sĩ Việt Nam cùng lính Cuba biểu dương lực lượng, thể hiện tình đoàn kết keo sơn chung một chiến hào giành độc lập tự do.

Nhớ chuyến biểu diễn ở Cuba năm ấy…
Múa “Điệu nhảy Chachacha” (Biên đạo: Như Bình; 
Biểu diễn: Hoa Mai, Tú Linh)

Chuyến lưu diễn ở Cuba năm ấy dẫu đã trôi qua hơn nửa thế kỷ nhưng với tôi nó luôn là một kỷ niệm đẹp trong cuộc đời nghệ sĩ. Gần một tháng trời ở nước bạn, những nghệ sĩ chúng tôi đã có nhiều buổi biểu diễn ở nhiều nơi, nhưng với tôi lần biểu diễn ở trại lính Cuba - chương trình cuối cùng khép lại chuyến lưu diễn lại là chương trình để lại dư âm sâu đậm nhất. Đáp lại tình cảm của nhân dân Cuba; yêu quý đất nước, con người và nghệ thuật của Cuba nên tôi còn học những tạo hình động tác của các điệu nhảy salsa, rumba, mambo từ những ngày trên nước bạn. Với riêng điệu nhảy chachacha, tôi đã biến thành nhiều tiết mục biểu diễn ở quê hương trong những năm 1965 - 1975. Điệu nhảy chachacha luôn vang lên và lan tỏa ở các sân khấu chuyên nghiệp và trong cả các vũ trường. Đó là món quà của nhân dân Cuba trao tặng cho chúng ta để mãi mãi vững bền tình hữu nghị anh em hai nước. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Nhớ chuyến biểu diễn ở Cuba năm ấy...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO