Nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố về “Dấu ấn địa giới hành chính Hà Nội”

Theo phapluatxahoi.vn| 02/10/2019 09:32

Triển lãm “Dấu ấn địa giới hành chính Hà Nội qua tài liệu lưu trữ” sẽ diễn ra từ 2-10 tới đây tại Hoàng thành Thăng Long. Đây là một trong nhiều hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do Sở Nội Vụ, Chi cục Văn thư lưu trữ Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội tổ chức.

Theo thông tin từ Chi cục Văn thư lưu trữ Hà Nội, triển lãm sẽ trưng bày gần 100 hình ảnh, tư liệu lưu trữ về địa giới hành chính TP Hà Nội của những thế kỷ trước, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố, cho thấy những biến động không ngừng của TP hơn nghìn năm tuổi, đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn lịch sử. Đó là các bức ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh xem mô hình quy hoạch xây dựng Thủ đô ngày 16-11-1959; Chủ tịch UB Hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng tiếp quản Thủ đô năm 1954…

Triển lãm được tổ chức thành 3 giai đoạn theo dòng chảy lịch sử, gồm: Địa giới hành chính TP Hà Nội thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945; địa giới hành chính TP Hà Nội từ năm 1945 đến năm 1954; địa giới hành chính TP Hà Nội từ sau năm 1954. Trong đó, giai đoạn từ năm 1873 đến năm 1954 là khoảng thời gian ghi nhận nhiều chuyển biến sâu sắc nhất của Hà Nội, từ một đô thị của nhà nước phong kiến độc lập, trở thành thủ phủ của chính quyền thực dân; từ quy hoạch và kết cấu của một đô thị mang dáng vẻ phương Đông đi vào quá trình cận đại hóa dưới ảnh hưởng trực tiếp của chủ nghĩa thực dân Pháp...

nhieu tai lieu lan dau tien duoc cong bo ve dau an dia gioi hanh chinh ha noi
Bản đồ khu vực trung tâm Hà Nội năm 1873 do người Pháp ban hành. Ảnh tư liệu

Ông Nguyễn Văn Tầu - GĐ Trung tâm Lưu trữ lịch sử, Chi cục Văn thư - lưu trữ TP Hà Nội Nguyễn Văn Tầu cho biết, kể từ mùa Thu năm Canh Tuất - 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả nước. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), vua tiến hành một đợt cải cách hành chính lớn nhất kể từ khi ra đời chế độ phong kiến Việt Nam. Minh Mạng xóa bỏ Bắc Thành (gồm 11 trấn và 1 phủ trực thuộc) ở miền Bắc và lập tỉnh Hà Nội. Như vậy, Hà Nội trở thành một tỉnh như 30 tỉnh khác trên đất Việt Nam. Và phủ Hoài Đức trở thành một trong bốn phủ hợp thành tỉnh Hà Nội. Tên Hà Nội có nghĩa phía trong sông vì thực tế Hà Nội được bao bọc bởi sông Hồng ở phía Đông Bắc và sông Đáy ở phía Tây Nam.

Triển lãm sẽ trưng bày những tư liệu đánh dấu từng giai đoạn lịch sử, như: Bản đồ Hà Nội các năm 1873, 1890, 1902...; Nghị định số 791 ngày 17-7-1914 của Đốc lý Hà Nội về việc chia Hà Nội thành 8 khu (8 quận)... Đi kèm tư liệu gốc là những minh họa đắt giá, diễn giải rõ nét, giúp người xem hình dung rõ hơn về TP trong giai đoạn đó. Bản đồ TP Hà Nội năm 1873 do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản tháng 12-1916; Nghị định năm 1889, Hà Nội thành lập ngoại thành Hà Nội gồm một số xã của các huyện Vĩnh Thuận, Thọ Xương, Từ Liêm, Thanh Trì; Bản đồ Hà Nội năm 1890, kích thước gốc 49 x 61cm, thuộc Sưu tập Bản đồ Hà Nội là minh chứng rõ nét nhất cho Hà Nội thời kỳ này. Theo các tư liệu lịch sử cho thấy, buổi ban đầu dưới ách cai trị của Pháp, trung tâm TP bao gồm địa bàn Bắc hồ Hoàn Kiếm đến khu Dinh Toàn quyền. Năm 1899, Thống sứ Hà Nội quyết định lập khu vực ngoại thành gồm một số xã thuộc hai phủ Hoài Đức và Thường Tín.

Như tấm bản đồ Hà Nội năm 1902 được thể hiện với thông tin: Năm 1902, thực dân Pháp lập Hà Nội làm thủ phủ của toàn Đông Dương. Vào thời điểm này, Hà Nội có khu vực nội thành với diện tích rộng hơn 10km2 và vùng ngoại thành nằm ở phía Đông Nam TP.

Trong bản đồ TP Hà Nội năm 1935, không ít người sẽ bất ngờ với việc địa giới hành chính Hà Nội một thời được xác định bằng cách lấy số làm tên phố qua thông tin: “Vùng nội thành đã được mở rộng đáng kể. Khu Hoàn Kiếm trở thành trung tâm của TP và là địa giới phân biệt giữa khu phố cổ cùng những con đường ngoằn ngoèo với khu phố mới, mang lối kiến trúc hiện đại kiểu ô bàn cờ. Khu phố cổ với 36 phố phường mật độ dân cư dày đặc, trong khi khu phố mới dân cư, biệt thự còn thưa thớt. Phố chưa có tên và được đánh dấu bằng các ô số. Chiều của TP lúc này từ Bắc xuống Nam, trải dài từ hồ Trúc Bạch đến điểm cuối là hồ Bảy Mẫu…”.

Tính đến năm 1945 diện tích TP Hà Nội rộng khoảng 150km2. Vào thời gian này, Hà Nội phía Bắc giáp huyện Đông Anh (Phúc Yên), phía Đông giáp huyện Gia Lâm (Bắc Ninh), phía Tây giáp Hoài Đức, Đan Phượng, thị xã Hà Đông và phía Nam giáp huyện Thanh Oai, Thanh Trì (Hà Đông). Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, đã đưa nước ta sang một kỷ nguyên mới, đất nước. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Hà Nội gồm 5 khu nội thành và 120 xã ngoại thành. Ngày 21-12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 77 về việc thành lập TP trực thuộc Chính phủ T.Ư hoặc kỳ, thị xã thuộc kỳ. Theo đó Hà Nội thành TP trực thuộc Chính phủ T.Ư, gồm 17 khu nội thành và 5 khu hành chính ngoại thành.

Khi chiến tranh Đông Dương bùng nổ vào tháng 12-1946 và TP Hà Nội nằm trong vùng kiểm soát của người Pháp, bối cảnh của Thủ đô Hà Nội hoàn toàn thay đổi. Để phù hợp với hoàn cảnh hiện thời, Hà Nội đã tiến hành cấu trúc lại mô hình tổ chức chính quyền kháng chiến và địa giới hành chính. Trong suốt thời kỳ Hà Nội bị thực dân Pháp chiếm đóng, để phù hợp với tình hình chiến sự, địa giới hành chính có những điều chỉnh nhất định trong đó có sự thay đổi từ năm 1946 đến 1948 Sưu tập tài liệu lưu trữ: Quyết nghị số 28/QN-HN ngày 2-2-1950 của UB kháng chiến hành chính Hà Nội về việc cắt những thôn Mỹ Đức, Trung Tú, Trung Phụng và Kim Liên thuộc khu Bẩy Mẫu về khu Văn Miếu nội thành Hà Nội.

Tại Nghị quyết số 142/NQ-KC-HN ngày 13-6-1949 của UB kháng chiến hành chính về việc chia nội thành Hà Nội làm 2 quận lấy tên là quận I, quận II và ngoại thành Hà Nội làm 3 quận lấy tên là quận IV, quận V, quận VI. Đặc biệt là tài liệu: Nghị định số 46/TTg ngày 15-8-1950 của Thủ tướng chính phủ về việc hai quận I và quận II nội thành Hà Nội nay hợp nhất thành một quận lấy tên là quận nội thành Hà Nội.

Triển lãm “Dấu ấn địa giới hành chính Hà Nội qua tài liệu lưu trữ” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 15-10-2019 tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, 19C Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Xuất khẩu sách văn hóa Việt sang thị trường Trung Quốc
    Sáng ngày 20/5, tại đường Sách thành phố Hồ Chí Mình, Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (CHIBOOKS) đã tổ chức Lễ ký bản quyền Tủ sách văn hóa Việt xuất bản sáng tiếng Trung và Lễ trao xác nhận Chi JSC là đại diện Việt Nam duy nhất đưa sản phẩm văn hóa Việt vào thị trường Trung Quốc.
  • Chùm thơ 2 bài: Hà Nội và bạn, Ước của tác giả Ngô Đức Hành
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Ngô Đức Hành.
  • Thủ tướng phát lệnh khởi công mở rộng nhà ga hành khách T2, sân bay Nội Bài
    Thủ tướng nêu rõ, việc mở rộng nhà ga T2 trong giai đoạn hiện nay để bảo đảm đáp ứng kịp thời tình trạng quá tải cảng hàng không quốc tế Nội Bài là rất cần thiết, không thể chậm trễ.
  • Phát động cuộc thi tìm hiểu môi trường 'Giấc mơ xanh'
    Ngày 20/5, tại Trường THCS Trưng Vương (Hà Nội,), Báo Tiền Phong phối hợp cùng Sở GD&ĐT Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ phát động cuộc thi tìm hiểu môi trường "Giấc mơ xanh".
Đừng bỏ lỡ
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
Nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố về “Dấu ấn địa giới hành chính Hà Nội”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO