Nhiều nơi đã mưa tương đương trận lụt lịch sử ở Hà Nội 2008

Theo vnmedia.vn| 04/09/2019 11:11

Chỉ trong 2 ngày (từ tối ngày 1/9 đến tối 3/9), nhiều khu vực ở Trung bộ đã có mưa lớn với tổng lượng mưa lên đến hơn 500mm, tương đương với trận mưa lụt lịch sử ở Hà Nội năm 2008 và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Thông tin từ Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chóng thiên tai cho biết, từ 19h ngày 01/9 đến 19h ngày 03/9, các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 250-450mm, một số trạm mưa lớn như: Vinh (Nghệ An): 433 mm; La Khê (Hà Tĩnh) 545mm; Hương Khê (Hà Tĩnh): 496 mm; Chu Lễ (Hà Tĩnh): 477 mm; Trường Sơn (Quảng Bình): 530 mm; Khe Sanh (Quảng Trị): 520 mm; Đakrông (Quảng Trị): 525mm.

Dự báo, trong ngày và đêm nay 04/9, từ Nghệ An đến Quảng Ngãi và Tây Nguyên vẫn tiếp tục có mưa, phổ biến 50-100mm/24 giờ; riêng từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng có mưa 70-120mm/24 giờ, có nơi trên 150mm/24h.

Từ nay đến ngày 5/9, từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa phổ biến 100-200mm, riêng từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế 150-300mm; khu vực Tây Nguyên có mưa 70-150mm, Nam Bộ có mưa 50-100mm.

Dự báo, từ ngày 06/9 mưa lớn giảm nhanh ở Trung Bộ.

Mưa lũ
Mưa lớn kéo dài khiến hơn 40 hộ dân ở thôn 4, xã Hà Linh (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), bị nước bao vây. Nhiều đoạn đường liên thôn bị ngập hơn 1 m - ảnh: Zing.vn

Tình hình lũ các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị:

Hiện nay, mực nước các sông Hà Tĩnh đang xuống, tại Hòa Duyệt đạt đỉnh lúc 01h00 ngày 04/9 là 13,22m, dưới BĐ3 0,28m; các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị đang lên nhưng dưới BĐ2. Mực nước lúc 04h/04/9 trên các sông như sau:

Trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ 13,22m, dưới BĐ3 0,28m, tại Hòa Duyệt 7,73m, trên mức BĐ1 0,23m;

Trên sông Gianh tại Đồng Tâm 11,09m, dưới BĐ2 0,91m; tại Mai Hóa 4,48m, dưới BĐ2 0,52m;

Trên sông Kiến Giang tại Kiến Giang 9,39m, trên BĐ1 1,39m; tại Lệ Thủy 1,93m, dưới BĐ2 0,27m;

Trên sông Thạch Hãn (Quảng Trị) tại Thạch Hãn ở mức 4,18m, trên BĐ2 0,18m.

Dự báo:

Lũ trên sông Thạch Hãn, sông Gianh, sông Kiến Giang tiếp tục lên.

Trưa, chiều 4/9, mực nước trên các sông khả năng như sau:

Trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ biến đổi chậm ở mức 13,3m, dưới BĐ3 0,2m; tại Hòa Duyệt lên mức 8,3m, dưới BĐ2 0,7m;

Sông Gianh tại Mai Hóa lên mức 6,0m, dưới BĐ3 0,5m;

Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy lên mức 2,2m, ở mức BĐ2;

Sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn lên mức 5,4m, dưới BĐ3 0,1m.

Chìm tàu chở 44 người, 3 người mất tích

Theo báo cáo nhanh số 312/BC-CQTT ngày 04/9 của Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng (tính đến 6h ngày 4/9), Biên phòng các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 71.462 phương tiện với 317.654 người biết diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) để chủ động vòng tránh hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Cụ thể, tại khu vực quần đảo Hoàng Sa hiện đang có 41 tàu với 398 người hoạt động. Các phương tiện đã nắm được thông tin về ATNĐ và đang di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm.

Hiện có 3.711 tàu với 28.953 người đang hoạt động ở khu vực biển khác.

Trong khi đó, số tàu neo đậu tại các bến từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa là 67.710 tàu với 288.303 người.

Tàu QNa91928TS (1075CV) có 44 lao động, hồi 10h ngày 02/9 di chuyển tránh ATNĐ đến bãi Tuyên Chính thuộc quần đảo Trường Sa thì bị chìm, 41 thuyền viên được tàu cá Quảng Ngãi QNg90817TS cứu vớt; đến 17h00 ngày 03/9 đã chuyển cho tàu KN420 và hiện còn 3 người mất tích; các lực lượng đang tổ chức tìm kiếm.

Về tình hình đê điều, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, trên hệ thống đê điều có 237 vị trí trọng điểm xung yếu; 86 công trình đang thi công dở dang ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và 04 sự cố về đê điều trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày 30, 31/8 (không thay đổi so với báo cáo nhanh ngày 02/9). Hiện địa phương đã tổ chức xử lý giờ đầu các sự cố và tiếp tục theo dõi.

Mưa lớn, hàng loạt hồ thủy điện đang xả tràn

Về hồ chừa và hồ thủy điện, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, thống kê cho thấy, ở khu vực Bắc Bộ có 14/82 hồ đang vận hành xả qua tràn; khu vực Bắc Trung Bộ 09/22 hồ đang vận hành xả qua tràn; khu vực Tây Nguyên 15/67 hồ đang vận hành xả qua tràn; thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh) đang xả với lưu lượng 492m3/s (thời điểm xả lớn nhất là 1.460m3/s vào 8h/03/9).

Trong khi đó, các hồ chứa thủy điện cắt lũ trên lưu vực sông Hồng ở mức thấp và đang tích nước trong thời kỳ tích lũ cuối vụ, lúc 07h00 ngày 04/9: Hòa Bình: Htl 99,33m/110m; Sơn La: Htl 192,84m/209m; Tuyên Quang: Htl 108,26m/115m; Thác Bà: 51,81m/57m.

Về hồ chứa thủy lợi, hiện có 08 hồ đang vận hành xả tràn là Vực Mấu (Nghệ An): 50 m3/s; Sông Sào (Nghệ An): 25m3/s; Ayun Hạ (Gia Lai): 5m3/s; Ia Mơr (Gia Lai): 50 m3/s; Hoàng Ân xả 5 m3/s (Gia Lai); Buôn Yông xả 40 m3/s (Đắk Lắk).

Ngập lụt, giao thông chia cắt, bà mẹ 4 con bị lũ cuốn trôi

Theo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, do mưa lớn ở Hà Tĩnh, từ chiều 03/9, 11 xã thuộc huyện Hương Khê, Can Lộc bị ngập, giao thông chia cắt.

Ở Quảng Bình, 04 xã Trọng Hóa, Dân Hóa, Thượng Hóa, Hóa Sơn (huyện Minh Hóa), xã Thượng Trạch (huyện Bố Trạch), xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh), xã Lâm (huyện Lệ Thủy) ngập lụt, chia cắt các khu vực trũng thấp; QL12A, QL15, QL 9B ngập 6 điểm sâu 0,2 đến 1,0m, 13 điểm sạt lở và nhiều điểm trên tuyến đường 16, QL21A, nhiều tuyến đường liên xã bị ngập, gây chia cắt;

Tại Quảng Trị, 04 xã huyện Đắkrông (A Ngo, Tà Long, Ba Năng, A Vao), 03 xã huyện Hướng Hóa (Thuận, Ba Tầng, A Xinh) bị ngập lụt chia cắt nhiều điểm. HIện đã di dời 347 hộ với 1.133 người. Nhiều tuyến đường thuộc các huyện Hướng Hóa, Đắkrông bị ngập gây chia cắt 14 xã và nhánh Tây đường Hồ Chí Minh sạt lở tại Km171, 173, 193, 197, 265, 287.

Ngoài ra, rất nhiều hoa màu, lúa hè thu, lúa mùa bị ngập nặng.

Đặc biệt, theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị, mưa lũ đã làm 1 người bị lũ cuối trôi tỉnh Quảng Bình. Đó là chị Hồ Thị Chăm, sinh năm 1985, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa lúc 16h30 ngày 02/9/2019, do đi xúc cá dọc khe suối thì bị lũ cuốn trôi. Gia đình chị Chắm có hoàn cảnh khó khăn, chị đang nuôi 4 đứa con nhỏ.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Trao 15 giải thưởng cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Ban Tổ chức Cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất” vừa tổ chức trao 15 giải thưởng cho các tác giả – tác phẩm xuất sắc nhất tham gia cuộc vận động.
  • Khởi động Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025
    Ngày 31/3, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức Lễ khởi động chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2025 và Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai”.
  • Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ra chỉ thị giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để Hà Nội tăng trưởng GRDP 8% trở lên
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của Thành phố đạt 8% trở lên.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều nơi đã mưa tương đương trận lụt lịch sử ở Hà Nội 2008
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO