Nhiều nghi thức ngày Tết cổ truyền được tái hiện tại khu phố cổ Hà Nội

Kim Ngân| 09/01/2023 15:26

Ngày 08/01, tại di tích đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa chào mừng Tết Nguyên đán Quý Mão “Tết Việt – Tết Phố 2023”, trong đó, diễn ra lễ cáo yết Thành Hoàng, cúng Tổ nghề và dựng cây nêu đón Tết.

z4023700063702_141d463c6220e8878234045cef4bd254.jpg
Lễ dựng cây nêu ngày Tết tại gia đình Kim Ngân.

Trước lễ khai mạc, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội cùng các nhà nghiên cứu văn hóa tổ chức phỏng dựng các nghi lễ truyền thống như: Đoàn rước dâng lễ cửa Đình, lễ Cáo yết Thành Hoàng và cúng Tổ nghề, lễ dựng cây Nêu… Đoàn rước xuất phát từ Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây đi qua phố Đào Duy Từ, Ô Quan Chưởng, Hàng Chiếu, Hàng Giầy, đền Bạch Mã, phố Hàng Buồm, phố Tạ Hiện, rạp Chuông Vàng về phố Hàng Bạc và dừng tại đình Kim Ngân. Đoàn rước kéo dài 3 giờ đồng hồ, nhận được sự hưởng ứng và phấn khích của người dân trên đường đi.

Tại lễ khai mạc, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với một số đơn vị tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật “Giao lưu diễn xướng âm nhạc truyền thống các vùng miền” với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu, Hải Phòng, Phú Thọ…

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Quốc Hoàn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm cho biết: “Tết Việt – Tết Phố 2023” cũng như các hoạt động văn hóa khác trong khu Phố cổ Hà Nội đã kết nối với các đơn vị, cá nhân, để phần lớn các hoạt động sẽ do cộng đồng chung tay thực hiện. 

Chương trình năm nay có sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ từ khắp các vùng miền của đất nước, hứa hẹn giới thiệu tới công chúng nhiều giá trị di sản tiêu biểu. Đây đồng thời là cơ hội tốt để giao lưu, quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa nhằm thu hút du lịch của các địa phương.

Trong những ngày diễn ra chuỗi hoạt động văn hóa “Tết Việt - Tết Phố 2023”, người dân và du khách cũng được hòa mình trong không gian đậm sắc màu văn hóa của Tết truyền thống tại đình Kim Ngân với những đồ trang trí Tết, những bức tranh và hiện vật về con giáp của năm Quý Mão hay các dòng tranh dân gian: Hàng Trống, Kim Hoàng, Đông Hồ… Tại đây cũng có hoạt động ông đồ viết thư pháp, cho chữ và xin chữ đầu năm.

z4023700025523_b2a86fb389a6dc5c27234dacc741283f.jpg
Ông đồ viết thư  pháp tại "Tết Việt - Tết phố 2023".

Tại Ngôi Nhà Di sản 87 Mã Mây, phường Hàng Buồm, Ban Tổ chức sắp đặt và giới thiệu không gian sinh hoạt, đón Tết của một gia đình Hà Nội xưa như: Tổ chức gói bánh chưng; các hoạt động chuẩn bị cho ngày lễ cúng ông Công, ông Táo và ngày Tất niên (nghi thức chuẩn bị các mâm lễ rước ra đình Kim Ngân); giới thiệu nghệ thuật gọt, tỉa và chơi hoa Thủy Tiên...

Cũng trong thời gian này, người dân và du khách yêu nghệ thuật có thể thưởng lãm trưng bày tranh chủ đề “Mèo” của nhóm các họa sĩ Hà Nội, giới thiệu con giáp của năm Quý Mão; thưởng thức nghệ thuật Đờn ca Tài tử Bạc Liêu; tìm hiểu di sản âm nhạc Bắc Bộ “Chuyện nhạc đồng Bằng” của Nhóm Đông Kinh Cổ Nhạc tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, 50 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm

Tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật, 22 Hàng Buồm, phường Hàng Buồm sẽ diễn ra hoạt động trang trí không gian, giới thiệu các sản phẩm trưng bày chủ đề “Từ di sản tới đương đại” và tổ chức các hoạt động giao lưu âm nhạc truyền thống. Tại Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm, số 2 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống sẽ có trưng bày chủ đề “Chào Xuân Quý Mão - Đại Cát 2023”; tổ chức cuộc thi vẽ tranh "Bé vẽ màu dân tộc" chủ đề hình ảnh con mèo; trưng bày các tác phẩm gốm chủ đề Mão của nghệ sĩ Nguyễn Văn Toán và phòng trải nghiệm thực tế ảo thông qua công nghệ 3D.

Sau khi hoàn thành việc chỉnh trang, cải tạo, không gian Bích họa phố Phùng Hưng, phường Hàng Mã, các nghệ nhân và thợ thủ công của các làng nghề Việt Nam giới thiệu các sản phẩm dân gian truyền thống: Tranh dân gian, thư pháp, gốm sứ, mây tre đan, đồ chơi tò he, các sản phẩm mặt hàng phục vụ ngày Tết… Các ngày cuối tuần sẽ trình diễn giao lưu một số các loại hình âm nhạc truyền thống vùng miền: Hát xẩm, múa xòe Thái, đờn ca tài tử…

Phó Trưởng ban Quản lý phố cổ Hà Nội Trần Thị Thúy Lan cho biết, sau 3 năm tạm dừng vì đại dịch Covid-19, “Tết Việt - Tết phố” trở lại, nhằm tôn vinh, quảng bá các giá trị di sản văn hóa giàu bản sắc của dân tộc; nâng cao ý thức của cộng đồng, nhất là giới trẻ trước việc gìn giữ, phát huy giá trị Tết cổ truyền trong đời sống đương đại.

“Cụ thể, “Tết Việt – Tết Phố” năm nay mở rộng sự tham gia của cộng đồng hơn nữa, tạo cơ hội để người Việt khắp đất nước cũng như kiều bào ở xa tổ quốc cùng hướng về cội nguồn, gắn kết với nhau và chung tay tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Đây đồng thời là cơ hội tốt để quảng bá lịch sử, văn hóa, du lịch của địa phương tới du khách trong nước và quốc tế”, bà Trần Thị Thúy Lan cho hay.

Chuỗi hoạt động văn hóa nhằm thúc đẩy sự quan tâm của giới trẻ đến những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông; nâng cao ý thức của cộng đồng về một lễ hội lành mạnh, giàu bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây đồng thời là cơ hội tốt để quảng bá lịch sử, văn hóa, du lịch Phố cổ Hà Nội nói riêng, quận Hoàn Kiếm nói chung tới du khách trong nước và quốc tế. 

Chuỗi hoạt động văn hóa “Tết Việt – Tết Phố 2023” diễn ra từ nay đến hết ngày 28/01, riêng hoạt động tại không gian Bích họa phố Phùng Hưng diễn ra đến hết ngày 20/01.

Bài liên quan
  • "Tết đồng bào 2023" - Mang tết ấm cho người dân vùng sâu, vùng xa
    Với mong muốn mang Tết sớm, Tết ấm no đến với người dân vùng sâu vùng xa, vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, chiều ngày 7/1/2023, Trung tâm Truyền hình Nhân đạo phối hợp với Tỉnh ủy - UBND tỉnh Hòa Bình, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hòa Bình, Huyện ủy – UBND huyện Đà Bắc tổ chức Khai mạc Chương trình “Tết đồng bào 2023” tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
(0) Bình luận
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều nghi thức ngày Tết cổ truyền được tái hiện tại khu phố cổ Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO