Y tế - Giáo dục

Nhiều giải pháp chăm sóc sức khoẻ giúp học sinh phát triển cân bằng và toàn diện

T. Trang 08/12/2023 22:37

Sức khỏe học đường là một trong những mối lo ngại của nhiều phụ huynh. Để phòng tránh và hạn chế ảnh hưởng của bệnh học đường tới sức khỏe và công việc học tập của học sinh, nhiều chương trình chăm lo sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ em được đưa ra.

c1n.jpg
TS. Lê Quỳnh Nga - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chia sẻ các giải pháp nâng cao sức khoẻ tinh thần học đường cho học sinh.

Chiều 8/12 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ bảo vệ người tiêu dùng tổ chức Hội thảo Giải pháp chăm sóc sức khoẻ tinh thần để học sinh phát triển cân bằng và toàn diện.

Hiện nay, xã hội đang phát triển nhanh chóng, khiến con người dường như luôn bận rộn và với nhiều phụ huynh hiện đại, ngày càng có ít thời gian gần gũi với con cái. Bối cảnh xã hội đầy biến động với những thách thức như dịch bệnh, chiến tranh, và sự mất niềm tin vào cuộc sống đã tạo ra môi trường không ổn định, tác động không nhỏ đến sức khoẻ tinh thần của mọi người ở mọi độ tuổi, đặc biệt là trẻ em. Bên cạnh đó, những vấn đề nghiêm trọng như bạo lực gia đình, bạo lực học đường, áp lực học tập quá mức, thậm chí có những hậu quả đã xảy ra như tình trạng tự tử, tự gây chấn thương của trẻ là những thực trạng ta có thể chứng kiến rất nhiều ngoài xã hội.

Trong những năm gần đây, các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần học sinh đang gia tăng nhanh chóng như stress, lo âu, trầm cảm, tự tử, vấn đề “Hysteria tập thể”, các rối loạn dạng cơ thể ... Trên Thế giới có khoảng 10-20% trẻ em và thanh thiếu niên bị các rối loạn tâm thần. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ mỗi 40 giây trên thế giới có một người tự tử (800.000 ca tự tử/năm). Tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 đối với lứa tuổi 15 - 29 tuổi trên thế giới, chỉ sau tai nạn giao thông.

Thực tế tại Việt Nam, vấn đề sức khỏe tâm thần đặc biệt tâm lý thanh thiếu niên tuổi học đường chưa được chú trọng nhiều. Tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở Việt Nam từ 8-29% đối với trẻ em và vị thành niên theo Báo cáo tóm tắt Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam của Unicef. Theo số liệu của một số nghiên cứu tại Việt nam cho thấy tỉ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%.

Các rối loạn tâm thần là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở thanh thiếu niên. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến sự phát triển thể chất, học tập và sinh hoạt.

Trước thách thức ngày càng nghiêm trọng về sức khỏe tinh thần của trẻ, nhiều chương trình hành động từ mọi thành phần trong xã hội đã được thực hiện bằng cách chia sẻ những mô hình trải nghiệm tích cực, chúng ta có thể nhân rộng, phát triển sâu rộng các hoạt động trải nghiệm và mang lại ảnh hưởng tích cực cho sức khỏe tinh thần của thế hệ trẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

c2n.jpg
Ông Lê như Tiến, Nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội Khoá XIII phát biểu.

Theo ông Lê như Tiến, Nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội Khoá XIII cho biết: Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 được Chính Phủ phê duyệt 7/01/2021 nhằm bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng về nguồn nhân lực có chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Để làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp của các bộ ban ngành, địa phương đối với việc thực hiện các mục tiêu, chương trình đề ra. Bảo đảm nguồn lực thực hiện quyền trẻ em và các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em; tăng cường truyền thông, giáo dục kiến thức , kỹ năng thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em; phát triển hệ thống dịch vụ đáp ứng thực hiện quyền trẻ em có sự lồng ghép và phối hợp giữa các dịch vụ y tế, giáo dục, tư pháp và các dịch vụ an sinh xã hội,…

c3n.jpg
Các em học sinh có nhiều môi trường tốt để trải nghiệm.

Theo TS. Lê Quỳnh Nga - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chia sẻ các giải pháp nâng cao sức khoẻ tinh thần học đường cho học sinh như: Tầm quan trọng của hoạt động tư vấn tâm lý học đường; Hỗ trợ học sinh giải quyết các khó khăn gặp phải một cách kịp thời và hiệu quả; Tạo ra sự cân bằng trong tâm lý, góp phần thúc đẩy việc học tập và phát triển của các em;…Cha mẹ cần rèn kỹ năng lập kế hoạch, quản lý thời gian, ra quyết định, giải quyết các vấn đề, lắng nghe, kiểm soát cảm xúc, ứng phó căng thẳng và có sự hỗ trợ để cảm giác được an toàn và phát triển.

Trước thách thức ngày càng nghiêm trọng về sức khỏe tinh thần của trẻ, chúng ta cần hành động từ mọi thành phần trong xã hội. Bằng cách chia sẻ những mô hình trải nghiệm tích cực, chúng ta có thể nhân rộng, phát triển sâu rộng các hoạt động trải nghiệm và mang lại ảnh hưởng tích cực cho sức khỏe tinh thần của thế hệ trẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

Chính sự đồng hành của cha mẹ, gia đình, nhà trường và xã hội sẽ giúp thay đổi tích cực về mặt sức khỏe của con em mình, từ đó có nhiều kĩ năng tốt để giúp các em có một đời sống tinh thần khỏe mạnh và phát triển toàn diện./.

Bài liên quan
  • Chờ đón học trò đến thưởng thức và trải nghiệm
    Các nhà hát không thiếu kịch mục mà luôn “sẵn nong, sẵn né” chờ đón học trò đến thưởng thức, trải nghiệm cùng nghệ sĩ. Và khi có thể thì việc làm thế nào để “quyến rũ” các em có thêm hứng thú với sân khấu, nhất là với kịch hát dân tộc luôn là điều được các đơn vị nghệ thuật quan tâm, trăn trở…
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Trao 15 giải thưởng cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Ban Tổ chức Cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất” vừa tổ chức trao 15 giải thưởng cho các tác giả – tác phẩm xuất sắc nhất tham gia cuộc vận động.
  • Khởi động Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025
    Ngày 31/3, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức Lễ khởi động chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2025 và Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai”.
  • Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ra chỉ thị giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để Hà Nội tăng trưởng GRDP 8% trở lên
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của Thành phố đạt 8% trở lên.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều giải pháp chăm sóc sức khoẻ giúp học sinh phát triển cân bằng và toàn diện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO