Âm nhạc

Nhạc sĩ Chu Minh - cây đại thụ của nền âm nhạc Cách mạng Việt Nam qua đời

Yến Ly 17/10/2023 14:52

Nhạc sĩ Chu Minh, tác giả của các ca khúc cách mạng nổi tiếng như “Người là niềm tin tất thắng”, “Tự hào ta đi lên, ôi Việt Nam”,... đã qua đời vào rạng sáng ngày 17/10/2023 tại Hà Nội ở tuổi 92.

Nhạc sĩ Chu Minh (5/1/1931 - 17/10/2023) là một nhạc sĩ lớn của nền âm nhạc mới Việt Nam, của âm nhạc Cách mạng Việt Nam. Ông sáng tác thành công ở cả hai thể loại thanh nhạc và khí nhạc.

Nhạc sĩ Chu Minh tên thật là Triệu Đạt Hiền, sinh ra tại Hà Nội. Trưởng thành trong gia đình công chức khá giả, ông có niềm say mê âm nhạc từ nhỏ và được học vĩ cầm từ năm 11 tuổi. Sau đó, ông tham gia cách mạng và sử dụng bút danh Chu Minh để sáng tác các ca khúc Việt Trung Xô Chiến thắng biên giới vào năm 1950.

Chu Minh là 1 trong 10 người được cử đi học Trung Nam Nghệ thuật học viện tại Vũ Hán (Trung Quốc) với chương trình trung cấp ngắn hạn về âm nhạc. Những năm 1950, ông là một trong những người thành lập Đoàn văn công nhân dân Trung ương trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương. Khi phụ trách ở Đoàn Ca múa nhạc Trung ương, ông thường xuyên được mời vào Phủ Chủ tịch biểu diễn cho Hồ Chí Minh nghe.

nhac-si-chu-minh.-anh-fb-nhac-si-giangs-sol.jpg
Nhạc sĩ Chu Minh. Ảnh: Facebook nhạc sĩ Giáng Son.

Những năm 1961 - 1965, Chu Minh học chuyên ngành Sáng tác bậc Đại học tại Nhạc viện Trung ương Bắc Kinh với các nhạc sư tài ba. Trong khoảng thời gian này, ông viết nhiều tác phẩm ở các hình thức và thể loại khác nhau. Sau đó, ông trở về nước sáng tác và tham gia giảng dạy tại trường Âm nhạc Việt Nam (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).

Năm 1969, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ông đã sáng tác các ca khúc bất hủ Đất nước nghiêng mình; Người là niềm tin tất thắng. Những ca khúc do ông sáng tác trong những năm tiếp theo liên tục gây dấu ấn như Đường Trường Sơn chiến công gọi chiến công; Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam…

Đồng thời, ông tiếp tục đóng góp cho khí nhạc như Tổ khúc giao hưởng Khăn quàng đỏ cho piano, Concerto cho piano và dàn nhạc giao hưởng Tuổi trẻ... Giao hưởng một chương Ngã ba Đồng Lộc, Tổ khúc giao hưởng Miền Nam tuyến đầu, Ouverture Thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài ra, Chu Minh còn viết các tác phẩm nhạc múa như Trừ Văn Thố; Lũy hoa cùng một số lượng lớn âm nhạc cho điện ảnh với khoảng 20 bộ phim truyện và phim tài liệu.

Trong lĩnh vực giảng dạy, ông là nhà sư phạm âm nhạc uy tín, là thầy dạy của nhiều nhạc sĩ tài năng trên khắp đất nước như nhạc sĩ Phó Đức Phương, nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh, nhạc sĩ Tôn Thất Lập, nhạc sĩ Đức Trịnh, nhạc sĩ Đỗ Bảo…

Năm 2001, Chu Minh đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, Huân chương Lao Động hạng Nhì. Năm 2017, ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

“Vĩnh biệt người nhạc sĩ lớn, người thầy lớn của âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX: Giáo sư, nhạc sĩ Chu Minh. [...] Thầy Chu Minh, chúng tôi luôn gọi ông là Giáo sư từ nhiều thập niên qua, vì ông là nhà sư phạm âm nhạc hàng đầu, được các thế hệ học trò tôn kính”, nhà phê bình âm nhạc - nhạc sĩ Nguyễn Quang Long chia sẻ trên trang cá nhân.

Sự ra đi của nhạc sĩ Chu Minh để lại nhiều tiếc thương và nỗi hụt hẫng trong giới âm nhạc nói riêng và người yêu nhạc Việt Nam nói chung./.

Bài liên quan
  • Giới thiệu những ca khúc chủ đề về Hà Nội
    Sáng ngày 15/10/2023, tại Hà Nội, Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi giới thiệu những ca khúc tháng Mười với chủ đề “Chào mừng 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội”. Tới dự có đại diện Ban Chấp hành Hội cùng đông đảo các nhạc sĩ, hội viên.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Nhạc sĩ Chu Minh - cây đại thụ của nền âm nhạc Cách mạng Việt Nam qua đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO