Nhắc nhở để phòng ngừa

KInhtedothi| 28/10/2019 07:44

Thực hiện nghiêm việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức chạy quyền theo tinh thần Quy định số 205 của Bộ Chính trị. Đó là một trong những nội dung quan trọng được Ban Tổ chức T.Ư nhấn mạnh trong hướng dẫn liên quan đến tổ chức đại hội đảng bộ các cấp. Cùng với những hướng dẫn cụ thể về công tác nhân sự, việc một lần nữa nhắc nhở kiểm soát quyền lực thật tốt để phòng ngừa những tiêu cực trong công tác cán bộ là cần thiết, đặc biệt đặt trong bối cảnh hiện nay.

Như nhiều ý kiến nhận định, dù các cơ chế kiểm soát quyền lực đã được chú trọng hơn, nhưng tham nhũng quyền lực, thoái hóa, biến chất vẫn thể hiện qua việc chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển… tức là vẫn chưa giảm hẳn được. Đặc biệt, thời điểm chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, việc ngăn chặn, cảnh báo liên tục để không lọt vào cấp ủy những phần tử thoái hóa, biến chất, những đối tượng tham nhũng, “chạy chức chạy quyền” là luôn cần thiết. Cùng với Quy định 205 đã được ban hành, việc hướng dẫn, quán triệt cụ thể các nội dung chắc chắn sẽ tạo thêm những bước đột phá ngăn ngừa các nguy cơ “tha hóa” quyền lực đang hiện hữu.
Trở lại Quy định 205, các cơ chế kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, các hành vi chạy chức, chạy quyền của cả người chạy và người được chạy, kể cả hành vi tập thể và cá nhân đã được nhận diện rõ. Quan trọng nhất, quy định đã thể hiện được tính thời điểm, góp phần ngăn chặn ngay những người có ý đồ không tốt phải từ bỏ ý định. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục hoàn thiện đồng bộ từ thể chế đến thực thi các quy định của Đảng, các chính sách pháp luật, áp dụng những hình thức xử lý mạnh mẽ; chú trọng việc nhắc nhở, rèn luyện đạo đức, phẩm chất cho cán bộ, bởi bản thân họ phẩm chất không tốt thì kiểm soát thế nào họ cũng có cách để lạm quyền.
Thực tế, nhìn lại thời gian qua cũng có thể thấy, dù T.Ư đã có rất nhiều quy định chặt chẽ liên quan đến công tác bổ nhiệm, đánh giá cán bộ, nhưng tình trạng lạm quyền, thao túng trong công tác cán bộ, sử dụng quyền lực được giao để thực hiện mục đích cá nhân, dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ vẫn không dễ được ngăn chặn. Từ chỗ việc chạy chức, chạy quyền thường diễn ra ở một hoặc một số đối tượng, đã biến tướng, diễn ra phổ biến hơn, xuyên đến tầng sâu, tràn qua nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tượng, kết nối thành bè cánh, phe nhóm... hết sức tinh vi, bài bản, không dễ phát hiện. Dù nhiều cá nhân, thậm chí cán bộ cấp cao đã bị pháp luật xử lý, nhưng sự cám dỗ của quyền lực vẫn rất khó từ bỏ.
Cùng với các quy định khác liên quan đến công tác cán bộ đã được ban hành, có thể nói, những hướng dẫn chi tiết này cũng chính là “cẩm nang” cần thiết cho các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm. Bảo đảm sự chặt chẽ, đồng bộ, dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch và đề cao trí tuệ, trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu cấp ủy và cán bộ, đảng viên. Như vậy có thể thấy, quá trình xây “lồng cơ chế” để “nhốt quyền lực” đang được thể hiện rõ trên thực tế, vấn đề hiện nay là đã định rõ rồi, phải làm tốt cơ chế vận hành, phòng ngừa được các biểu hiện tiêu cực.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Nhắc nhở để phòng ngừa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO