Nhà văn, dịch giả Thúy Toàn: Trọn tình yêu với văn học Nga

Hoàn Kim Đáng| 13/11/2017 15:52

Nhà văn, dịch giả Thuý Toàn là người đầu tiên và duy nhất được Tổng thống Nga trao tặng Huân chương Hữu Nghị tại Điện Kremli. Ông cũng là người đầu tiên và duy nhất sáng lập “Nhà lưu niệm văn học Nga ở Việt Nam” trên quê hương ông: thôn Phù Lưu, xã Đông Ngàn, phủ Từ Sơn (nay là thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Nhà dịch thuật văn học Nga nổi tiếng

Bảy năm về trước (ngày 4/11/2010), tại Cung điện Kremli, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã trao tặng Huân chương cao quý – Huân chương Hữu Nghị của Nhà nước Nga cho 12 công dân người nước ngoài là những đạo diễn nghệ thuật tài năng, dịch giả nổi tiếng, giáo viên giảng dạy tiếng Nga có thành tựu xuất sắc.

Nhà văn, dỊch giả ThÚY Toàn: Trọn tình yêu với văn học Nga
Dịch giả Hoàng Thúy Toàn bên những kỷ vật, tư liệu về văn hóa, văn học Nga do chính ông sưu tầm
Nhà văn, dịch giả Hoàng Thúy Toàn (bút danh: Thúy Toàn) là người được đón nhận Huân chương cao quý đó vì đã có những cống hiến xuất sắc trong việc tuyển chọn tác phẩm, giới thiệu nền văn hóa – văn học Nga tại Việt Nam, có những đóng góp trong việc củng cố, tăng cường tình hữu nghị, sự hợp tác văn hóa giữa hai quốc gia: Việt Nam và Liên bang Nga. Ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Hữu nghị Việt – Nga tại Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch – Hội Nhà văn Việt Nam; Giám đốc Trung tâm Văn hóa Đông – Tây. Dịch giả Thúy Toàn còn được bạn đọc Việt Nam và người nước ngoài yêu mến tặng cho nhiều danh hiệu: “Người dịch thơ Puskin hay nhất Việt Nam”, “Người bắc nhịp cầu hữu nghị giữa hai nền văn hóa – văn học Nga – Việt Nam qua hai thế kỷ”… Ông là người đi tiên phong trong việc chuyển ngữ thành công từ thơ tiếng Nga sang tiếng Việt và dịch nhiều thơ Nga nhất như tuyển tập thơ nổi tiếng của các tác giả Puskin, A.Blok, Exenhin, Ximonop, Lemontop, Gamzatop,… Ông cũng dịch cả truyện cổ tích, truyện thiếu nhi trong thời kỳ Liên bang Xô Viết và từng được tặng giải thưởng quốc tế về dịch thuật văn học.

Dịch giả Thúy Toàn từng bày tỏ quan điểm: “Trong văn học dịch, không có tác phẩm lớn và nhỏ, chỉ có tác phẩm hay và rất hay mà thôi!”. Ông cũng chia sẻ: “Học khoa Ngữ văn nhưng tôi không là nhà văn nhà thơ nổi tiếng vì tôi tự nhận thấy những điều mình vắt óc ra để viết, người đời đã viết cả rồi và họ đang viết hay hơn mình… Tuy nhiên, trong công việc dịch văn học tôi cũng thấy mình có khả năng hơn ở một mảng: Đó là dịch thơ mà trong thơ cũng chỉ ở phần thơ trữ tình thôi”. 

Tìm ra thế mạnh, Thúy Toàn đã dồn tâm, dồn sức cho việc dịch thuật. Trên 60 năm hoạt động, ông đã có hơn 60 công trình dịch thuật được xuất bản để giới thiệu nền văn học Nga, những nghệ sĩ lớn của nền văn học Liên Xô và văn học Nga hiện nay, làm nên một danh hiệu “Nhà dịch thuật văn học Nga” nổi tiếng. 

Hoàng Thúy Toàn là thế hệ đầu tiên, nằm trong danh sách 100 thiếu sinh quân Việt Nam được Bác Hồ, Đảng và nhà nước ta cử sang Liên Xô học tập. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm mang tên Lê nin ở Moscow (Nga). Cùng khóa có ông Vũ Khoan sau này trở thành Ủy viên TƯ Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.; Đặng Nhật Minh là nghệ sĩ nhân dân, đạo diễn điện ảnh tài năng, được bầu là Chủ tịch (Tổng thư ký) Hội Điện ảnh Việt Nam… Hoàng Thúy Toàn được các giáo sư, học giả Nga trân trọng và quý mến. Cố Tiến sĩ Ngữ văn Nhikulin rất nổi tiếng, được mệnh danh là “Nhà Việt Nam học” cũng đánh giá rất cao dịch giả Thúy Toàn: “Ông là người được đào tạo bài bản tại trường đại học danh tiếng ở Liên Xô mang tên Lê nin. Ông am hiểu tường tận văn học Nga, ngôn ngữ Nga và trở thành nhà dịch thuật nổi tiếng…”. Sự kiện dịch giả Thúy Toàn nhận Huân chương Hữu Nghị tại điện Kremli do đích thân Tổng thống Nga trao tặng là một sự khích lệ lớn đối với ông, là sự hé mở trong ông ý tưởng lập ra dự án “Nhà lưu niệm văn học Nga ở Việt Nam”. 

Nhà lưu niệm văn học Nga ở Việt Nam

Sau nhiều năm suy nghĩ, nghiên cứu và triển khai, “Nhà lưu niệm văn học Nga ở Việt Nam” của dịch giả Thúy Toàn đã chính thức ra mắt (ngày 23/5/2015), đúng vào ngày kỷ niệm lần thứ 65 thành lập “Hội Hữu nghị Việt - Xô, ngày truyền thống của Hội Hữu nghị  Việt – Nga hiện nay. Hàng nghìn hiện vật được Thúy Toàn sưu tầm trong suốt cuộc đời bao gồm: Sách báo cũ đã hơn nửa thế kỷ, các bản thảo, tư liệu, thư từ của những người có tên tuổi đã khuất, nhiều kỷ vật tuy nhỏ nhưng đứng bên cạnh nhau trong một sưu tập đã nói lên được nhiều điều có ý nghĩa về một chủ đề “Văn học Nga” hiện có mặt tại Việt Nam. 

Nhà lưu niệm văn học Nga được xây dựng trên diện tích gần 50m2, gồm 2 tầng bố trí thành hai phần. Tầng dưới có tên gọi: “Những trang tình nghĩa” nói lên quan hệ văn hóa, văn học giữa hai nước: Việt Nam và Liên Xô trước đây, Liên bang Nga ngày nay. Tiếp theo là các góc kỷ vật về lớp tiếng Nga đầu tiên của 100 người sang học ở Moscowa từ những năm 1954 – 1956, góc trưng bày tư liệu về “Bác Hồ với nước Nga”. Góc mang đề tài: “Nước Nga trong văn học Việt Nam” và góc “Việt Nam với tấm lòng của các nhà văn, nhà thơ Liên Xô và Liên bang Nga”. Nhiều hiện vật có giá trị như: cuốn sách viết về Liên Xô, về nước Nga từ trong kháng chiến chống Pháp mang tên “Kể chuyện Liên Xô” của tác giả Nam Mộc (xuất bản năm 1950); tờ báo Nga đăng thơ của các nhà thơ Tú Mỡ, Vân Đài…; những bài viết chào mừng chuyến bay vào vũ trụ của anh hùng phi công G.Titốp; những cuốn sách in ở Moscow đầu những năm 50 của thế kỷ trước viết về Việt Nam; những trang báo “Pravda” đăng thơ của K.Ximonop, tác giả của bài thơ “Đợi anh về” dịch ra tiếng Việt của nhà thơ Tố Hữu, được lưu truyền rộng rãi hơn nửa thế kỷ đến ngày nay và trang thơ của K.ximonop viết về Việt Nam (năm 1970) gửi từ tuyến lửa về cho báo nhà; những trang báo ghi lại sự kiện cuộc mít tinh lớn của văn nghệ sĩ Liên Xô phản đối đế quốc Mỹ ném bom Việt Nam (năm 1966); những trang báo chào mừng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tròn 30 tuổi, sau toàn thắng 1975…

Gian trưng bày ở tầng hai tập trung vào chủ đề: “Văn học Nga ở Việt Nam”. Mở đầu là bảng thông tin về 5 người Việt Nam tiếp xúc với văn học Nga và 5 giai đoạn “Văn học Nga ở Việt Nam”, “Nửa thế kỷ thơ Nga ở Việt Nam”, sách tác giả của văn hào Gorky và viết về Gorky ở Việt Nam, một số sách ấn tượng như “Thép đã tôi thế đấy”, “Sông Đông êm đềm”, “Cánh buồm đỏ thắm”… Có một tủ sách hợp tác giữa NXB Việt Nam và các NXB ở Liên Xô, tủ sách hợp tác giữa “Quỹ hỗ trợ quảng bá Văn học Việt Nam và Văn học Nga”. Đặc biệt là góc lưu trữ nhiều bài thơ, văn chép tay, thư từ, bút tích của các nhà văn, nhà thơ, dịch giả hai nước và các bộ sưu tập kỷ vật “Văn học Nga qua tem thư”, “Văn học Nga qua huy hiệu”, “Văn học Nga qua các đồng tiền kỷ niệm”, tranh và ảnh… 

Qua hàng nghìn hiện vật quý được trưng bày, người xem các thế hệ có thể hình dung bức tranh đại cảnh về văn học Nga – một nền văn học lớn, có truyền thống lâu đời và nhân văn sâu sắc, hiện có mặt ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay và ảnh hưởng của nó qua nhiều thế hệ người Việt. Những hiện vật trong nhà lưu niệm có thể đáp ứng được những người có ý định đi sâu nghiên cứu về văn học Nga một cách thuận tiện. Hàng nghìn người xem là khách nước ngoài, độc giả yêu thích văn học Nga rất khâm phục và ngưỡng mộ dịch giả Thúy Toàn. Nhà giáo Nguyễn Lai nhận xét: “…Ông như một con ong cần mẫn đem lại mật ngọt cho đời. Nhà lưu niệm còn là một địa chỉ văn hóa, văn học dành cho những ai yêu mến nước Nga, văn học Nga và con người Nga”. Còn ông Phạm Ngọc Luật, nguyên Phó giám đốc NXB Văn hóa – Thông tin thì viết: “Dù thời cuộc có thể thay đổi thế nào thì văn học, văn hóa Nga vẫn không gì thay thế được trong đời sống tinh thần mọi thế hệ người Việt Nam. Vì vậy sự hiện hữu của “Nhà lưu niệm văn học Nga” này lại càng có ý nghĩa!...”.

Ông Nguyễn Nhân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh khi đến nhà lưu niệm cũng bày tỏ: “… Chúng tôi cảm nhận nơi đây như một bảo tàng minh chứng lịch sử của tình hữu nghị Việt Nam – Liên Xô những năm trước đây và văn học Nga ngày nay thật vĩ đại, cần được bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống cho các thế hệ mai sau, đặc biệt là thế hệ trẻ!”.

Nhà lưu niệm văn học Nga ở Việt Nam được các bạn Nga, giới báo chí truyền thông, được quê hương và bạn đọc Việt Nam đánh giá cao, tôn vinh là: “Bảo tàng văn học Nga ở Việt Nam”,  tuy nhiên Thúy Toàn vẫn chỉ khiêm tốn gắn biển “Nhà lưu niệm văn học Nga ở Việt Nam”. Với công việc dịch thuật của mình ông cũng hết sức khiêm nhường: “Tôi chỉ là một trong hơn 300 dịch giả Việt Nam được bạn đọc biết đến. So với những dịch giả thế hệ trước, tôi chưa đóng góp được gì nhiều. Nhưng với độc giả Việt Nam, những người cùng thời có rất nhiều người có ý chí tự học và hiểu biết uyên thâm.” Những việc ông làm và tấm lòng của ông thật đáng trân trọng! 
(0) Bình luận
  • Chùm thơ của tác giả Minh Huế
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Minh Huế.
  • Chùm thơ của tác giả Lê Minh Tý
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Lê Minh Tý.
  • Trước mùa thu tới
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước mùa thu tới của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Đăng Độ
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Đăng Độ.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Dưới trăng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Dưới trăng của tác giả Dương Văn Lượng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Nhà văn, dịch giả Thúy Toàn: Trọn tình yêu với văn học Nga
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO