Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam

Đức Anh/HNM| 03/09/2018 10:50

Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945, công tác chuẩn bị in và phát hành đồng tiền mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được Chính phủ lâm thời tích cực chuẩn bị. Ít ai biết rằng, tờ giấy bạc Cụ Hồ đã được in tại đồn điền Chi Nê do một chủ đồn điền người Pháp xây dựng (nay thuộc xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình). Đây cũng chính là nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam.

Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam
Đồn điền Chi Nê (tỉnh Hòa Bình) nơi đặt nhà máy in tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh tư liệu do Bộ Tài chính cung cấp

Gian truân in tiền những ngày đầu độc lập

Những ngày tháng 9-1945, đất nước ta vừa mới giành được độc lập, kinh tế tài chính đặc biệt khó khăn do chưa phát hành được tiền tệ độc lập. Trong lúc đó, quân Tưởng ở miền Bắc đã tung tiền “quan kim” để cạnh tranh với đồng tiền Đông Dương của thực dân Pháp và phá hoại nền kinh tế của ta. Từ thực trạng khó khăn đó, chính quyền cách mạng chủ trương kêu gọi nhân dân tích cực sản xuất và ủng hộ cho “Quỹ Độc lập”, “Tuần lễ vàng”… Song, việc cấp thiết nhất được đặt ra thời điểm này là tổ chức in và phát hành giấy bạc Tài chính Việt Nam, một chủ trương lớn, có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến cứu nước.

Trước những yêu cầu của thực tế, tháng 10-1945, đồng chí Phạm Văn Đồng, lúc đó nắm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính đã được trung ương giao trách nhiệm chỉ đạo, điều hành toàn bộ việc chuẩn bị in và phát hành đồng tiền mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thời điểm trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cả Đông Dương có 2 nhà máy in là Nhà in Tô panh và Nhà in Viễn Đông do quân Tưởng và Pháp chiếm đóng. Lúc này, nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện (1904-1972) đã mua lại Nhà in Tô panh (sau này là cửa hàng Bách hóa số 5 đường Nam Bộ, nay thuộc đường Lê Duẩn - Hà Nội) của thực dân Pháp. Sau đó, ông Đỗ Đình Thiện đã hiến tặng toàn bộ nhà in cho Chính phủ để thiết lập nhà in tiền mang tên Việt Nam Quốc gia ấn thư cục.

Sau thời gian in ấn, đến ngày 3-2-1946, đồng tiền Việt Nam in tại Việt Nam Quốc gia ấn thư cục được phát hành ra khắp các tỉnh miền Nam Trung Bộ. Đây là những đồng tiền đầu tiên của đất nước Việt Nam độc lập, tự do, có in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhưng, chưa được bao lâu thì cơ sở in Tô panh bị lộ. Lúc này, nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện đã dành một địa điểm thích hợp, đồng thời cho mượn nhà xưởng của đồn điền Chi Nê (nay thuộc xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) để đặt nhà máy in tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đồn điền Chi Nê được xây dựng cuối thế kỷ XIX, rộng hơn 7.300ha. Năm 1943, chủ đồn điền Bô Ren người Pháp đã bán lại cho gia đình ông Đỗ Đình Thiện với giá hai nghìn lượng vàng.

Lắp đặt xong nhà máy in tiền, để bảo đảm bí mật, công nhân làm việc từ 4h chiều hôm trước đến 3h sáng hôm sau. Ngày 31-11-1946, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp kỳ thứ hai, quyết định phát hành đồng tiền Việt Nam và tổ chức thu hồi, đổi tiền Đông Dương trên toàn quốc với mệnh giá 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng và tiếp đó là loại 200 đồng, 500 đồng.

Đến tháng 4-1947, thực dân Pháp chuẩn bị tấn công, đánh chiếm Hòa Bình lần thứ 2, khu vực đồn điền Chi Nê bị máy bay Pháp ném bom, tàn phá nghiêm trọng. Theo lệnh của Chính phủ, Bộ Tài chính đã chuyển nhà máy in tiền lên căn cứ địa Việt Bắc để bảo đảm an toàn.

Loại bỏ đồng tiền Đông Dương 

Đến nhà máy in tiền đồn điền Chi Nê ngày nay, khách tham quan có thể được tận mắt ngắm những hiện vật của một thời gian khó, nhưng đầy hào hùng của dân tộc Việt Nam. Tại nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam, tờ giấy bạc in hình Cụ Hồ có mệnh giá lớn nhất là 100 đồng Việt Nam ra đời. Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam không chỉ có ý nghĩa chính trị to lớn, mà còn loại bỏ đồng tiền Đông Dương của thực dân Pháp ra khỏi hệ thống tài chính.

Nhà máy in tiền đồn điền Chi Nê cũng đã ghi dấu chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đêm 20-2-1947, Bác Hồ trên đường đi công tác từ Thanh Hóa về đến đồn điền Chi Nê và nghỉ lại trong một căn hầm nhỏ trong khu biệt thự của gia đình ông Đỗ Đình Thiện. Sáng 21-2-1947, Bác đến thăm nhà máy in tiền, động viên cán bộ, công nhân viên. Bác căn dặn: "Đây là nhà máy in tiền của ta, các chú cần giữ gìn cẩn thận, phải thi đua nhau làm việc để in được nhiều tiền cho cả nước tiêu dùng và công cuộc kháng chiến cứu quốc".

Năm 2007, Nhà máy in tiền đồn điền Chi Nê được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Hòa Bình đã có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền. Tổng diện tích công trình là 15,5ha với tổng mức đầu tư hơn 270 tỷ đồng.

Với những đóng góp to lớn của nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện, hiện nay tại xã Cố Nghĩa, có một trường mầm non mang tên ông nhằm ghi nhớ công lao của gia đình ông với Cách mạng Việt Nam.
(0) Bình luận
  • Phường Khương Đình: Tổ chức tuyên truyền công tác PCCC&CNCH trên địa bàn
    Đảm bảo triển khai kịp thời, có hiệu quả Luật PCCC&CNCH năm 2024 đối với mô hình chính quyền 2 cấp (Không tổ chức UBND cấp huyện), Đội CC&CNCH khu vực số 13 - Phòng PC07, Công an Thành phố Hà Nội phối hợp UBND phường Khương Đình tổ chức Hội nghị triển khai Luật PCCC&CNCH và các văn bản thi hành Luật cho lãnh đạo, cán bộ chủ chốt trên địa bàn phường Khương Đình.
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Đại úy Rosalie”: Câu chuyện chiến tranh đầy cảm xúc từ góc nhìn trẻ thơ
    Crabit Kidbooks phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách thiếu nhi “Đại úy Rosalie” – tác phẩm mới nhất của nhà văn, nhà soạn kịch người Pháp Timothée de Fombelle. Sách dày 72 trang, được minh họa bởi họa sĩ Isabelle Arsenault, do dịch giả Bùi Kim Ngân chuyển ngữ.
  • Cầu Long Biên bắc qua miền yêu thương
    Có đôi lúc tôi nghĩ, con người ta phải sống bao nhiêu cuộc đời mới đi hết được chiều dài thời gian, mới hiểu và cảm nhận đầy đủ lịch sử của cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng, một cây cầu chạm vào ba thế kỷ. Cầu giống như con rồng khổng lồ uốn lượn trên cao với từng lớp vẩy thép đan xen, ngày đêm lặng lẽ bảo vệ người dân qua lại nơi dòng nước chảy xiết. Cây cầu ấy mang tên Long Biên, cây cầu bắc qua miền yêu thương.
  • Trưng bày “Bút sắc, lòng son”: Tái hiện tinh thần, khí phách của người chiến sĩ cộng sản
    Sự kiện được tổ chức nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức. Trưng bày diễn ra đến hết ngày 31/8/2025 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò.
  • Viện Công nghệ và Sức khỏe và Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam chung tay cải thiện vệ sinh môi trường đô thị
    Ngày 18 tháng 7 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Viện Công nghệ và Sức khỏe và Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam, nhằm phối hợp triển khai các dự án về nước sạch, vệ sinh môi trường và phát triển hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn 5 sao tại các đô thị.
  • [Infographic] Hà Nội thành lập 6 tiểu ban phục vụ Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh 2/9
    Theo Quyết định số 3036/QĐ-UBND ngày 17/6/2025, UBND TP Hà Nội thành lập 6 tiểu ban giúp việc Ban tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025). Các tiểu ban gồm: Tiểu ban Diễu binh, diễu hành; Tiểu ban Tuyên truyền, Nội dung và Y tế; Tiểu ban An ninh, trật tự và Giao thông; Tiểu ban Vệ sinh môi trường; Tiểu ban Vật chất, hậu cần; Tiểu ban Lễ tân. Các tiểu ban có nhiệm vụ tham mưu Thành ủy, UBND thành phố, Ban tổ chức triển khai thực hiện công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành theo các nội dung TP. Hà Nội được giao tại Đề án của Ban Chỉ đạo Trung ương và theo kế hoạch của UBND Thành phố...
Đừng bỏ lỡ
Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO