Nhà có người chết, hay bị tai nạn phải báo trước ba ngày

Hà Đồng/TTO| 07/09/2017 22:35

Nhà có người chết, hay bị tai nạn phải báo trước ba ngày, ốm đau cũng phải lên lịch trước mới được nghỉ... là những quy định vô lý khiến 6.000 công nhân ở Thanh Hóa đình công.

Bi hài quy định nhà có người chết báo trước 3 ngày - Ảnh 1.

Công nhân Công ty TNHH S&H Vina ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đình công ngày 7-9 - Ảnh người dân cung cấp

Thậm chí, ngay cả ốm đau, nếu công nhân muốn xin nghỉ phép, cũng phải báo trước ba ngày. Công nhân còn phản đối quy định mỗi tháng chỉ được nghỉ phép duy nhất một ngày. 

Theo tìm hiểu của PV, đến chiều 7-9, hơn 6.000 công nhân Công ty TNHH S&H Vina có đến công ty nhưng không làm việc, tụ tập đông người để phản đối công ty đưa ra các quy định vô lý, có lời lẽ không tôn trọng người lao động.

Nguyên nhân trực tiếp của vụ đình công này xuất phát từ bức xúc cho rằng viên quản đốc của công ty này "có hành động thiếu tình người".

Theo đó, các công nhân cho biết vào lúc hơn 13g ngày 6-9, sau bữa cơm trưa, công nhân dùng các tấm vải lót xuống sàn để nghỉ trưa. 

Sau đó, quản đốc của công ty đến thu các tấm vải lại và nói với các công nhân muốn nghỉ thì nằm xuống sàn gạch, không được lót vải tại nơi nằm nghỉ. 

Ngay sau đó, cho rằng phía công ty "không có tình người", hơn 2.000 công nhân xưởng may I của công ty đã đình công phản đối hành động của viên quản đốc. 

Chiều 6-9, hàng nghìn công nhân ở xưởng may II và III cũng đồng loạt nghỉ việc đòi công ty đáp ứng một số quyền lợi.

Đến sáng 7-9, do không đạt được thỏa thuận giữa công nhân và lãnh đạo công ty, hơn 6.000 công nhân công ty trên tiếp tục đình công, yêu cầu phía công ty phải xem xét, đáp ứng thỏa đáng các quyền lợi.

Cụ thể, các công nhân yêu cầu: tăng lương cơ bản cho phù hợp mức sống hiện tại, khi công nhân nghỉ ốm đau, có việc quan trọng đột xuất thì không bị trừ tiền chuyên cần, phải tính vào ngày nghỉ phép năm, không quá ép sản lượng công nhân, đảm bảo chế độ thai sản đầy đủ cho công nhân…

Trong ngày 7-9, đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa cùng UBND huyện Thạch Thành đã đến Công ty TNHH S&H Vina để tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo công ty với công nhân, tìm hướng giải quyết vụ việc. 

Tại buổi đối thoại, lãnh đạo công ty đã lắng nghe các kiến nghị của công nhân, nhưng hai bên chưa đạt được sự đồng thuận.

Chiều 7-9, trao đổi với PV, ông Phạm Trọng Dũng, Phó bí thư thường trực Huyện ủy Thạch Thành, cho biết quan điểm của địa phương này là tổ chức cho công nhân đối thoại với lãnh dạo công ty, nhằm bảo vệ các quyền lợi chính đáng của công nhân theo quy định của pháp luật.

Sau khi các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện tổ chức đối thoại giữa công nhân và đại diện doanh nghiệp, đến chiều 7-9, công ty trên đã chấm dứt hợp đồng lao động đối với viên quản đốc có hành vi, lời nói xúc phạm công nhân vào trưa 6-9.

Hiện nay, một số kiến nghị về đảm bảo bảo quyền lợi cho công nhân đưa ra trong buổi đối thoại đang được công ty xem xét, giải quyết theo trình tự.

Ông Phạm Trọng Dũng cho biết thêm, đại diện cơ quan chức năng của tỉnh, huyện yêu cầu công ty phải đảm bảo các quyền lợi hợp pháp cho người lao động, để công nhân gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. 

Công ty TNHH S&H Vina đóng tại huyện Thạch Thành đi vào hoạt động từ tháng 9-2015, chuyên sản xuất mặt hàng may mặc xuất khẩu.

Bi hài quy định nhà có người chết báo trước 3 ngày - Ảnh 2.

Công nhân Công ty TNHH S&H Vina ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đình công ngày 7-9 - Ảnh người dân cung cấp

Bi hài quy định nhà có người chết báo trước 3 ngày - Ảnh 3.

Công nhân Công ty TNHH S&H Vina ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đình công ngày 7-9 - Ảnh người dân cung cấp

Bi hài quy định nhà có người chết báo trước 3 ngày - Ảnh 4.

Công nhân Công ty TNHH S&H Vina ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đình công ngày 7-9 - Ảnh người dân cung cấp

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Nhà có người chết, hay bị tai nạn phải báo trước ba ngày
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO