Nguyễn Đức Thuận - Tấm gương sáng khởi nguồn phong trào hiến máu tình nguyện

Sơn Dương| 26/04/2022 22:30

Năm 2022 đánh dấu kỷ niệm 28 năm thành lập Hội Thanh niên Vận động Hiến máu Hà Nội (24/1/1994- 24/1/2022), cho tới nay đã có hàng trăm ngàn thành viên tham gia hiến máu và lan toả ở tất cả quận/ huyện của Thủ đô, phát huy vai trò tuổi trẻ xung kích tham gia nhiều cuộc vận động hiến máu lớn, cùng nhau hiến tới gần 500.000 đơn vị máu kịp thời hỗ trợ những người cần máu. Nhưng có lẽ để có sự thành công của công tác vận động hiến máu như ngày hôm nay, ít ai nghĩ được rằng quá trình chuyển từ tư duy tự phát sang tự giác của cộng đồng lại nhiều vất vả đến thế … và một trong những người góp công sức nhỏ bé của mình vào thành công lớn lao đó chính là anh Nguyễn Đức Thuận, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Nguồn nhân lực Chất lượng cao kiêm Giám đốc Trung tâm Đào tạo Tài năng và Khởi nghiệp, nguyên Chủ tịch Hội Thanh niên Vận động Hiến máu Hà Nội; Người đã tham gia hiến máu và tập hợp 13 sinh viên Y khoa tham gia tổ chức Ngày hiến máu nhân đạo đầu tiên của Việt Nam (24/1/1994) và cũng là thành viên nòng cốt khởi động phong trào hiến máu tình nguyện của nước ta.

Nếu không được gặp và trò chuyện với anh vào một ngày đầu tháng tư tại Hà Nội, tôi sẽ không thể hình dung được một người có dáng vẻ dong dỏng cao, khuôn mặt góc cạnh nhưng phúc hậu, giọng nói  trầm ấm ấy lại là người đã tham gia sáng lập, tổ chức và có gần 16 năm là Chủ tịch Hội Thanh niên Vận động Hiến máu Hà Nội (trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Hà Nội) – Tổ chức tình nguyện được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng III năm 2019 và liên tục từ năm 1996 đến nay được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xếp loại là Đơn vị xuất sắc, Hội Liên hiệp Thanh niên Hà Nội xếp loại là Đơn vị dẫn đầu thi đua.

Nguyễn Đức Thuận sinh năm 1971 tại Xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong một gia đình tri thức, có bố là một chuyên gia nghiên cứu Hán – Nôm. Chính vì được sinh ra trong một gia đình giàu lòng nhân ái, biết sẻ chia với những người có hoàn cảnh khó khăn đã thôi thúc anh trở thành một Bác sĩ để có thể giúp đỡ được mọi người, đặc biệt là những người nghèo.

Nguyễn Đức Thuận - Tấm gương sáng khởi nguồn phong trào hiến máu tình nguyện
Anh Nguyễn Đức Thuận – Người đã tham gia hiến máu 102 lần và tập hợp 13 sinh viên Y khoa tham gia tổ chức Ngày hiến máu nhân đạo đầu tiên của Việt Nam (24/1/1994)

“Với ước mơ, khát vọng, sự động viên của gia đình, tôi đã thi đỗ vào trường Đại học Y Hà Nội; để rồi đến khi là sinh viên năm thứ 3 thì tôi may mắn được thầy Đỗ Trung Phấn lúc bấy giờ là Phó Chủ nhiệm bộ môn Sinh lý bệnh của trường Đại học Y Hà Nội, Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu Trung ương hướng dẫn làm nghiên cứu khoa học trong sinh viên, và kể từ buổi đó tôi cũng không ngờ là mình lại có duyên gắn bó với … Máu” – anh Thuận tâm sự.

Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, khái niệm “phong trào tình nguyện” hay “hiến máu nhân đạo” đều không có. Mặt khác, khi phải chứng kiến nhiều bệnh nhân tử vong vì không có máu và không thể sử dụng được các phương pháp điều trị hiện đại khi cần máu nên anh Thuận cùng các bạn đồng môn đã có suy nghĩ về vận động hiến máu. Từ ý tưởng đó, anh đã tập hợp 1 nhóm 13 sinh viên trường Y đầu tiên đi vận động hiến máu; tạo tiền để cho nhiều tổ chức hiến máu tình nguyện sau này được thành lập nhằm thay đổi tư duy việc đi hiến máu của người dân từ tự phát, trở thành tự giác. Nhờ đó, nâng tỷ lệ người dân cả nước đi hiến máu từ chỉ gần 0,3% (trong đó 90% là người bán máu) những năm đầu 90 của thế kỷ trước lên con số 1,4% dân số đi hiến máu trong đó 99% là người hiến máu tình nguyện vào năm 2021.

Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội năm 1996, anh Nguyễn Đức Thuận được các thầy ở Viện Huyết học Truyền máu Trung ương giữ lại làm việc; sau đó lại phụ trách Ban vận động hiến máu tại Hội chữ Thập đỏ Việt Nam và đó lại là một cơ hội nữa để anh tiếp tục gắn bó với công việc vận động hiến máu, truyền máu và Hội Thanh niên Vận động Hiến máu Hà Nội; để từ đó công tác hiến máu và tổ chức hiến máu đã trở thành một phần trong cuộc sống của anh, hơn nữa cũng chính anh đã hiến máu 102 lần.

Bản thân anh Thuận cũng là người sáng lập Câu lạc bộ Người nhóm máu hiếm Việt Nam, với hơn 13 ngàn người tham gia, vào thời điểm ban đầu Câu lạc bộ còn nhỏ và chỉ tập trung ở các Thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, dần dần Câu lạc bộ nhận được sự quan tâm của đông đảo nhân dân và trở lên lớn mạnh thành một cộng đồng nhóm máu hiếm như hiện nay, nhờ đó đã cứu chữa được hàng chục ngàn người bệnh cần truyền máu hiếm; bên cạnh đó, anh cũng sáng tạo ý tưởng và trực tiếp tổ chức “Lễ hội Xuân hồng” liên tục từ năm 2008 -2013 và ngày nay đã trở thành Lễ hội hiến máu lớn nhất cả nước …

Không dừng lại ở đó, anh Thuận còn sáng lập Câu lạc bộ 25 Việt Nam năm 2009 – Tổ chức tình nguyện viên trẻ của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam với nhiệm vụ trọng tâm là vận động hiến máu tình nguyện; tham gia biên soạn 02 cuốn sách và nhiều tài liệu về vận động hiến máu tình nguyện. Bản thân anh cũng có 72 bài báo khoa học về vận động hiến máu tình nguyện được đăng tải trên các tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu khoa học có hội đồng phản biện trong nước và quốc tế.

Anh Thuận chia sẻ: “Ngày nay khi nhìn vào những ngày hội hiến máu thành công là trong lòng tôi lại bùng lên một ngon lửa tự hào, vinh dự; bởi cá nhân tôi cũng  đã góp được một phần công sức nhỏ bé của mình để mang lại cơ hội được cứu sống cho những người bệnh cần máu. Hiện tại tuy không còn là Chủ tịch  Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội, nhưng Tôi rất ấn tượng với phong trào hiến máu tình nguyện ở Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, vì những năm qua, phong trào hiến máu ở các đơn vị có bước phát triển vượt bậc đóng góp lượng máu đáng kể cho các bệnh viện. Tôi tin tưởng rằng trong thời gian tới, phong trào sẽ phát triển mạnh mẽ hơn”.

Không chỉ giỏi trong công tác hiến máu và tổ chức hiến máu, anh còn là một người năng nổ, nhiệt tình, có trách nhiệm và hết sức sáng tạo trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng huấn luyện Câu lạc bộ Thanh niên Khởi nghiệp (trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Hà Nội) với 8 năm liền (từ 2014 đến nay) được Trung ương Hội LHTN Việt nam tặng Bằng khen là Đơn vị xuất sắc. Anh đã tổ chức đào tạo miễn phí cho trên 27 ngàn người; tư vấn về khởi nghiệp cho trên 26 ngàn lượt thanh niên khởi nghiệp Hà Nội. Mặt khác, anh Nguyễn Đức Thuận còn tham gia nhiều hoạt động từ thiện khác như tặng hàng ngàn suất ăn, suất quà miễn phí trị giá hàng tram triệu đồng cho người nghèo, người khó khăn, người cơ nhỡ tại Hà Nội và các tỉnh miễn núi phía bắc…

Cùng với những thành tích đóng góp trên, anh đã nhận Huy chương “Vì thế hệ trẻ”; Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân”; Danh hiệu Thanh niên tiên tiến toàn quốc (1996) do Trung ương Đoàn trao tặng; Danh hiệu “Người tốt, việc tốt” của UBND TP. Hà Nội (1998); 04 Bằng khen của Bộ Y tế; 01 Bằng khen của UBND TP. Hà Nội; 16 Bằng khen của Trung ương Hội LHTN VN; 08 Bằng khen của Trung ương Hội CTĐ VN…

Nghe anh say sưa trò chuyện về những công việc mà anh đã làm được, những dự định đang ấp ủ và cả những trăn trở với những công việc thú vị, đầy ý nghĩa, đồng thời nhìn những thành quả mà anh đã đạt được trong nhiều năm miệt mài “nhả tơ”, tôi thấy khát vọng, niềm đam mê vẫn cháy rực lên trong mắt người đàn ông nhiệt thành đầy tâm huyết này. Hy vọng, với tài năng và nhiệt huyết không chỉ trong lĩnh vực hiến máu, tổ chức hiến máu mà còn trên cương vị người “Thầy” đào tạo khởi nghiệp cho thế hệ trẻ, tạo lên những vị doanh nhân trẻ thành đạt; để từ đó những vị doanh nhân này có thể giúp ích cho xã hội, đồng thời góp phần đưa kinh tế Việt Nam phát triển “Sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ hằng mong ước./.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Nguyễn Đức Thuận - Tấm gương sáng khởi nguồn phong trào hiến máu tình nguyện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO