Nguyên CSGT nhờ giang hồ đánh chết người kêu oan

Xuân Duy/DTO| 20/03/2019 11:34

Ông Chín bị tổ CSGT do Như làm tổ trưởng lập biên bản khi điều khiển xe trong trạng thái say xỉn. Tuy nhiên, ông Chín không ký biên bản mà còn la hét, cự cãi. Bực tức, Như gọi điện cho giang hồ đến đánh dằn mặt khiến ông Chín tử vong. Trong quá trình điều tra, Như liên tục kêu oan.

 Ngày 20/3, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Phạm Sỹ Hoài Như (sinh năm 1981, cựu thượng úy CSGT thuộc Công an quận Tân Bình, TPHCM) về tội cố ý gây thương tích.

Cùng tội danh như trên, cơ quan điều tra cũng đề nghị truy tố 4 đối tượng liên quan: Nguyễn Minh Chung (sinh năm 1991), Trần Đức Vững (sinh năm 1996) cùng quê Quảng Ngãi, Phạm Thanh Kim Hạnh (sinh năm 19987, quê Đắk Nông), Ngô Thành Vương (sinh năm 1996, quê Hải Dương).

canh_sat_1_jnxc.jpg

Bị cáo Phạm Sỹ Hoài Như.

Theo cáo trạng của Viện KSND TPHCM, bị cáo Như và đồng phạm có hành vi phạm tội mang tính chất côn đồ theo điểm d, điều 48 BLHS năm 2009. Các bị cáo bị truy tố về tội cố ý gây thương tích theo điều 104 BLHS 2009 với khung hình phạt từ 5 năm đến 15 năm tù.

Tại phiên tòa hôm nay, luật sư bào chữa cho bị cáo Vững có đơn xin hoãn phiên tòa, tuy nhiên HĐXX cho rằng hành vi của bị cáo Vững không bắt buộc phải có luật sư bào chữa vì vậy HĐXX tiếp tục phiên tòa.

Theo cáo trạng, tối 25/6/2014, tổ tuần tra CSGT quận Tân Bình do Phạm Sỹ Hoài Như làm tổ trưởng, đứng chốt tại giao lộ Trường Chinh – Tân Kỳ Tân Quý (phường 13, quận Tân Bình, TPHCM). Khoảng 22h20, phát hiện anh Nguyễn Văn Chín có biểu hiện sử dụng rượu, bia nên tổ tuần tra ra hiệu dừng xe để kiểm tra.

Sau khi đo nồng độ cồn, tổ tuần tra lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ phương tiện. Tuy nhiên, anh Chín không đồng ý. Với tư cách tổ trưởng, Như giải thích nhưng người vi phạm vẫn không ngừng cự cãi, la lối.

Volume 90%
Play

CSGT nhờ giang hồ đánh chết người vi phạm

Khoảng 1h sau, Như điện thoại cho người quen là Nguyễn Minh Chung kể lại sự việc. Đồng thời, Như nhờ Chung đánh dằn mặt và đuổi anh Chín đi khỏi nơi tổ làm việc. Nghe lời, Chung rủ thêm Hạnh, Vững, Vương đi đánh hội đồng anh Chín.

Đến sáng 27/6, nạn nhân tử vong trong bệnh viện. Trung tâm pháp y (Sở Y tế TPHCM) kết luận nguyên nhân tử vong là do Hạnh đấm vào dưới sườn, hông trái; Vững đá vào hông nạn nhân.

Khi bị bắt, Chung khai nhận Chung và đồng phạm hành hung anh Chín theo chỉ đạo từ Phạm Sỹ Hoài Như.

Tháng 9/2014, Công an TP HCM tước danh hiệu CAND của Phạm Sỹ Hoài Như. Đến tháng 11/2014, Như bị bắt tạm giam.

Năm 2016, TAND TPHCM đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Như và Chung mỗi người 12 năm tù, Vững 11 năm tù, Vương 9 năm và Hạnh 5 năm tù, cùng về tội cố ý gây thương tích.

Sau đó, Phạm Sỹ Hoài Như kháng cáo kêu oan. Đại diện gia đình bị hại cũng có đơn kháng cáo toàn bộ bản sơ thẩm.

Đến tháng 9/2017, TAND Cấp cao tại TPHCM đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

IMG_9394.JPG

Dự kiến phiên tòa kéo dài trong 3 ngày.

Tại phiên xử phúc thẩm, Phạm Sỹ Hoài Như không thừa nhận việc nhờ Chung và các bị cáo khác đánh người. Như khẳng định mình chỉ nhờ Chung đưa anh Chín về nhà. Cùng đó, Chung đột ngột thay đổi lời khai. Bị cáo này thừa nhận Như điện thoại nhờ mình đưa anh Chín về nhà chứ không chỉ đạo việc hành hung. Tương tự, lời khai của những bị cáo khác cũng thay đổi theo hướng có lợi cho Như. Ngoài ra, TAND Cấp cao tại TPHCM kết luận cấp sơ thẩm thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, xác định tư cách người tham gia tố tụng chưa phù hợp quy định pháp luật.

Vì những lẽ trên, cấp phúc thẩm hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm trả hồ sơ về Viện KSND TPHCM để điều tra lại.

Trong quá trình điều tra lại, bị cáo Phạm Sỹ Hoài Như liên tục kêu oan cho rằng mình chỉ gọi người đưa bị hại về chứ không gọi người đánh bị hại, còn bị cáo Chung cho rằng Như nhờ mình đưa anh Chín về nhà. Chung không hay biết việc Vững, Vương, Hạnh ra tay đánh anh Chín. Về lý do thay đổi lời khai, Chung nghĩ rằng nếu thừa nhận hành vi phạm tội và khai Như có liên quan thì sẽ nhận mức án nhẹ nhưng bản án sơ thẩm tuyên quá nặng. Vì vậy, Chung quyết định thay đổi lời khai ở tòa phúc thẩm.

Ngược lại, Phạm Thanh Kim Hạnh và Trần Đức Vững tố Chung xúi giục mình thay đổi lời khai khi xét xử phúc thẩm. Hiện tại, 2 đối tượng trên giữ nguyên lời khai ban đầu với nội dung Như "nhờ" Chung đánh người. Sau đó, Chung chỉ đạo Hạnh và Vững thực hiện.

Cơ quan điều tra xét thấy lời khai của Chung phù hợp với lời khai của Hạnh, Vững; cũng như các cuộc gọi trong điện thoại của Như và diễn biến vụ án. Do đó, cơ quan điều tra đủ căn cứ xác định Như, Chung, Hạnh, Vương và Vững phạm tội cố ý gây thương tích. Trong vụ án, nguyên CSGT Phạm Sỹ Hoài Như đóng vai trò chủ mưu.

Dự kiến phiên tòa kéo dài tới ngày 22/3.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • Đặc sắc phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt, giới thiệu đến khán giả series phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”.
  • [Podcast] Chùa Non Nước – Nơi hội tụ giá trị tâm linh, lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những công trình cổ kính nơi phố thị mà còn ẩn chứa những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng xanh ngát. Một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và lịch sử dân tộc chính là Chùa Non Nước – một danh thắng tọa lạc trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Chùa Non Nước được hình thành từ thời Đinh, sư trụ trì chùa đầu tiên là Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - hậu duệ của Ngô Quyền và là vị Quốc sư được triều đình nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý kính trọng.
  • Hai bệnh viện lớn nhất Việt Nam ký kết hợp tác y tế giai đoạn 2025 - 2030
    Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký kết hợp tác hướng đến nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân và phát triển vươn tầm khu vực, quốc tế.
Đừng bỏ lỡ
Nguyên CSGT nhờ giang hồ đánh chết người kêu oan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO