Nguyễn Biểu, Đoàn Thị Điểm là 'danh nhân' hay 'doanh nhân'?

Hài Nhân (mothegioi.vn) | 29/06/2017 15:53

Tên sách này là Danh nhân Việt Nam, nhưng bài viết lại có sự đánh tráo khái niệm, hoặc nhầm lẫn, thiếu hiểu biết, khi chuyển “danh nhân” thành “doanh nhân”. Ví dụ như ngay đoạn đầu tiên viết “Viết về doanh nhân Nguyễn Biểu, trang 8 có đoạn viết”, hoặc đoạn sau “Viết về doanh nhân Đoàn Thị Điểm”

Có một chuyện khá lạ khi tôi đọc tờ Tri thức và thời đạisố 51, phát hành tháng 9.2016. Lật nhanh mấy trang tạp chí, mắt tôi dừng lại ở mục “Nhặt sạn” của tạp chí này, bởi tò mò cái tên mục là lạ. Hiểu theo nội dung mà tôi đọc, thì mục này là nhặt sạn, tức vạch lỗi các ấn phẩm xuất bản, mà cụ thể ở đây là sách. Quả là cũng hay ho khi mục này giúp độc giả biết được lỗi của các ấn phẩm. Ấy nhưng hỡi ôi!

Trang 15 của tạp chí này “nhặt sạn” cuốn sách Danh nhân Việt Nam của tác giả Nguyễn Phương Bảo An, do Nhà xuất bản Văn học ấn hành. Khỏi bàn đến những “hạt sạn” đã được “nhặt” trong cuốn sách được đề cập. Điều gây ngỡ ngàng cho tôi, và hẳn là tất thảy độc giả, là Người đọc sách (tác giả “nhặt sạn” tác phẩm này ký tên như vậy) đã có nhầm lẫn cực kỳ nghiêm trọng?

Nguyễn Biểu, Đoàn Thị Điểm là 'danh nhân' hay 'doanh nhân'?

Tên sách này là Danh nhân Việt Nam, nhưng bài viết của Người đọc sách trên Tri thức và thời đại lại có sự đánh tráo khái niệm, hoặc nhầm lầm, thiếu hiểu biết, khi chuyển “danh nhân” thành “doanh nhân”. Ví dụ như ngay đoạn đầu tiên viết “Viết về doanh nhân Nguyễn Biểu, trang 8 có đoạn viết”, hoặc đoạn sau “Viết về doanh nhân Đoàn Thị Điểm”. Sợ mình lâu nay có thể lầm giữa “danh nhân” với “doanh nhân” chăng, hoặc hai khái niệm này là một? Về nhà, tôi mở ngay vài cuốn từ điển trong tủ sách gia đình để kiểm tra, thì tá hỏa thực sự.

Tra trong sách Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức do Nhà in Trung Bắc Tân Văn in năm 1931, đã định nghĩa “danh nhân” ở trang 146, phần mục từ “danh” là “Người có tiếng”. Còn “doanh nhân” trong từ điển này, chưa xuất hiện định nghĩa. Định nghĩa này khá xa xôi với hiện thời vì đã gần một thế kỷ.

Tiếp đó tôi xem sách Việt Nam tân từ điển minh họa của Thanh Nghị, do Nhà sách Khai Trí xuất bản 1967 tại Sài Gòn, trang 388 ghi định nghĩa “Danh nhân” như sau: “Danh nhân (nhơn) dt (p. homme célèbre) Người có tiếng tài giỏi”. Cũng sách này, ở trang 420 đã định nghĩa về “Doanh nhân” là: “Doanh nhân dt. (p. homme d’affaire) Người kinh doanh”. Như vậy, rõ ràng “danh nhân” và “doanh nhân” là hai đối tượng khác nhau. Dẫu đều cùng là danh từ, thì “doanh nhân” chỉ những người làm trong lĩnh vực cụ thể, đó là kinh doanh, buôn bán, còn “danh nhân” theo định nghĩa trên, chỉ những người tài năng, nổi tiếng, phạm vi bao quát rộng hơn. Đó là hiểu biết về “danh nhân” và “doanh nhân” cách ngày nay 50 năm.

Nguyễn Biểu, Đoàn Thị Điểm là 'danh nhân' hay 'doanh nhân'?

Để chắc ăn, tôi mở tiếp Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học xuất bản năm 2003. Đây là cuốn sách dân báo chí chúng tôi ngầm xem như một từ điển Tiếng Việt chuẩn mực nên rất hay dùng. Khi mở trang 241, thấy “danh nhân” được định nghĩa là “Người có danh tiếng. Danh nhân lịch sử” (đánh máy, in nghiêng đúng theo sách. Phần in nghiêng là phần ví dụ cho định nghĩa). Và “doanh nhân” được định nghĩa ở trang 259 là “Người làm nghề kinh doanh”.

Đến đây thì đã rõ, những Nguyễn Biểu, anh hùng thời Hậu Trần, rồi nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, đích thị là “danh nhân”, chứ họ có kinh doanh, buôn bán gì đâu mà được xếp vào “doanh nhân”? Huống hồ cái thời của cụ Biểu (đầu thế kỷ XV) và bà Điểm (thế kỷ XVIII), người ta chỉ có thể gọi nhưng người buôn bán lớn là thương nhân, thương gia mà thôi. Rõ ràng ở đây, người phê bình sách đã tỏ ra cực kỳ thiếu hiểu biết về hai khái niệm “danh nhân” và “doanh nhân”, hoặc cho đó là một. Nếu hai vị trên là “doanh nhân”, hẳn Ngày doanh nhân Việt Nam 13 tháng 10 hàng năm của giới doanh nhân nước ta hiện nay, tưởng nên để ý chứ nhỉ?

Thêm một điều nữa cũng rất đáng cười, đó là bài viết phê bình tác giả Nguyễn Phương Bảo An đã viết tác phẩm Vân Đài loại ngữ của cụ Lê Quý Đôn thành “vân Đình loại ngữ”, hoặc có lúc viết là “vân đình loại ngữ”. Nhưng tiếp đó tác giả Người Đọc Sách lại có câu “Nếu soạn giả phát kiến thấy có Đaoan Đình loại ngữ thì xin công bố cho mọi người được biết”. Ôi, giờ lại xin hỏi tác giả bài phê bình này cho tôi và độc giả được hay, tác phẩm “Đaoan Đình loại ngữ” mà ông/bà đề cập là sách… chi chi? Dẫu biết có thể là do đánh máy sai đấy, nhưng “nhặt sạn” cho người, lại có cả ban biện tập xem bài trước khi in, mà chính mình lại tạo ra đầy sạn thế này, thì có chấp nhận được chăng? Điều này làm tôi nhớ đến câu ngạn ngữ của dân ta: “Chân mình thì lấm bê bê. Lại cầm bó đuốc đi rê chân người”.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội sẽ xây 2 đập dâng trên sông Hồng để phòng chống thiên tai vào năm 2025
    Dự kiến năm 2025 sẽ nghiên cứu khả thi để đưa vào đầu tư xây dựng hai đập dâng Xuân Quan và Long Tửu trên lưu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội.
  • [Video] Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội): 40 năm xây dựng và phát triển
    Trường THPT Sóc Sơn chính thức được thành lập từ năm học (1984 – 1985) theo quyết định ngày 03/01/1985 của UBND Thành phố Hà Nội, đánh dấu bước phát triển mới của ngành Giáo dục huyện Sóc Sơn. Từ những ngày đầu thành lập, trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay trường đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
Nguyễn Biểu, Đoàn Thị Điểm là 'danh nhân' hay 'doanh nhân'?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO