Thế giới điện ảnh

“Người vợ cuối cùng” tái hiện chân thực làng quê miền Bắc ở thế kỷ 19

Việt Thương 24/10/2023 21:00

Sau bộ phim “Đất rừng phương Nam,” các phim có yếu tố lịch sử, cổ trang đều được khán giả vô cùng quan tâm và chú ý. “Người vợ cuối cùng” - phim mới của đạo diễn Victor Vũ cũng lấy bối cảnh lịch sử (thế kỷ 19) tại vùng làng quê miền Bắc, vì vậy, có thể sẽ chịu những áp lực từ người xem.

ccccc.jpg
Nữ diễn viên chính Kaity Nguyễn trong phim (Ảnh: Đoàn phim cung cấp)

Đạo diễn cho biết khi đọc tiểu thuyết Hồ oán hận (kịch bản gốc của tác giả Hồng Thái), anh hình dung làng Cua Ngộp - bối cảnh chính trong phim - là ngôi làng nhỏ ven hồ, dưới núi. Sau nhiều ngày khảo sát, anh tìm được địa điểm ở hồ Ba Bể (Bắc Kạn).

Phim tham khảo nhiều nguồn tài liệu, trong đó có cuốn “Kỹ thuật của người An Nam” (Technique du peuple Annamite), do tác giả Henri Oger và một số nghệ nhân người Việt Nam thực hiện năm 1908-1909.

Theo đại diện êkíp, mỗi ngày đoàn làm phim di chuyển hơn một giờ bằng xe, thuyền, đi bộ để đến được chỗ quay.

Tổ thiết kế với 28 người tốn gần 80 ngày để phục dựng làng. 200 diễn viên quần chúng tham gia các đại cảnh về cuộc sống dân làng. "Tôi đặt tiêu chí khi nhìn vào màn hình monitor, khung cảnh phải giống như hình ảnh tư liệu, tranh vẽ thời xưa tôi tham khảo", đạo diễn nói.

Đạo diễn Victor Vũ khẳng định: Phim chỉ lấy bối cảnh thời phong kiến để vẽ nên câu chuyện giả tưởng về tình yêu và nỗi đau của người phụ nữ. Song những sáng tạo này vẫn được "đặt trong khuôn khổ đề cao nét đẹp truyền thống của cả ba miền." Vì vậy, phim sẽ có các yếu tố tóc búi bánh lái hoặc tóc vắn, áo ngũ thân tay chẽn hoặc tay thụng, chuỗi hạt đeo cổ, kiềng cổ, các màu sắc và chất liệu phục trang khác nhau… không chỉ nhằm tôn vinh vẻ đẹp, mà còn hé lộ về tính cách của mỗi nhân vật.

Ông cũng nói thêm dù phim chỉ diễn ra trong một ngôi làng nhỏ giả tưởng, nhưng đoàn phim vẫn tái hiện trường quay tiệm cận nhất với hình ảnh miền Bắc vào thế kỷ 19, giúp diễn viên thực sự sống trong bộ phim và cảm nhận được nhân vật của mình. Theo đó, “Người vợ cuối cùng” sẽ tái hiện không gian Bắc Bộ bằng những mái đình, phủ quan, mâm cỗ, chợ quê…

Khi nhìn vào phục sức của người vợ cả (NSƯT Kim Oanh), đạo diễn Victor Vũ chọn tông màu nóng, thường là đỏ hoặc nâu đậm trên nền vải đơn giản, kiệm hoa văn. Điều này thể hiện cá tính nghiêm khắc và có phần nóng nảy của nhân vật khi đây là “nữ chủ” của gia đình, suốt ngày phải bận tâm lo liệu việc trong việc ngoài hơn là dành thời gian điệu đà váy áo.

Nói về mợ Hai (Đinh Ngọc Diệp), cô được Victor Vũ thiết kế cho những bộ trang phục mang nhiều tông màu nóng lạnh xen lẫn như xanh, hồng,… nhưng không quá đậm, tạo cảm giác dễ chịu. Trên thân vải có nhiều hoa văn cầu kỳ, trang sức đi kèm như nhẫn, trâm, vòng tay đa dạng và lộng lẫy. Điều này thể hiện cá tính thẳng thắn, vô tư, có thể nói đây là nhân vật đại diện cho tính trào phúng để cân bằng lại không khí ngột ngạt trong "Người vợ cuối cùng".

Nhân vật chính của "Người vợ cuối cùng" - Diệu Linh (Kaity Nguyễn) - lại chủ yếu chỉ diện trang phục màu nhã nhặn, từ áo ngũ thân đến chiếc trâm cài, đôi bông tai. Khi đặt cô đứng gần hai người vợ trước, sự chênh lệch về màu sắc này sẽ tạo cảm giác đây là một người vợ lẽ nhạt nhòa, xuất thân thấp kém, luôn mang tâm trạng trầm buồn và u uất. Rõ ràng, Linh được gả vào phủ quan chỉ để sinh con trai chứ chưa bao giờ nhận được sự tôn trọng như cái danh xưng “mợ Ba” của mình.

Phim xoay quanh cuộc sống nhân vật Linh khi làm dâu nhà quan. Sống trong chốn hào môn, được gọi là "mợ ba", Linh vẫn bị bà cả đối xử như người hầu. Do xuất thân nhà nghèo, cô bị sỉ vả là bần hèn, người đầy vết bầm vì đòn roi. Khi Linh gặp lại Nhân (Thuận Nguyễn) - người bạn thanh mai trúc mã, cả hai có mối quan hệ vụng trộm, khởi nguồn cho loạt bi kịch sau này. Phim còn có sự tham gia của nghệ sĩ Quang Thắng, Quốc Huy, Anh Dũng.

Đạo diễn Victor Vũ và ekip cũng đã cho thấy sự kỳ công trong việc tái hiện những hình ảnh ở miền Bắc thời phong kiến: mái đình, phủ quan, mâm cỗ, chợ quê,… với hơn 80 ngày làm việc liên tục cùng hơn 25 nhân sự của tổ thiết kế. Không chỉ để tạo nên một phông nền đủ thuyết phục cho nội dung phim, nỗ lực này còn là cách Victor Vũ giúp khán giả hiểu rõ hơn về vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên và con người Việt Nam./.

Bài liên quan
  • 96 tác phẩm tham gia Liên hoan phim ngắn TPHCM năm 2023
    Liên hoan phim ngắn TP.HCM năm 2023 diễn ra từ 27-29.10 tại Nhà hát Thành phố, do UBND TP tổ chức, Hội Điện ảnh TP chủ trì, phối hợp với Sở VHTT; Đài Truyền hình TP.HCM thực hiện. Đây là lần đầu tiên TP.HCM tổ chức Liên hoan phim ngắn, được định hướng là một sự kiện điện ảnh chuyên nghiệp tổ chức thường kỳ 2 năm một lần.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Tổ chức các giải thể thao chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại các quận, huyện, thị xã
    UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024) nhằm động viên nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
  • Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến các dự án luật Di sản văn hóa
    Những góp ý các dự án luật Di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổng hợp, có ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • HĐND Thành phố Hà Nội thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025
    Với 100% đại biểu có mặt tại Kỳ họp Chuyên đề thứ 16 diễn ra sáng 15/5 tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
  • Nghệ sĩ Nhật Bản đưa Ninja và Samurai lên sân khấu xiếc Việt
    Chương trình xiếc, ảo thuật "Ninja magic show" của nhóm nghệ sỹ Nhật Bản từng gây tiếng vang tại nhiều nước trên thế giới sẽ đến với khán giả Việt Nam từ ngày 18-26/5.
  • Giới thiệu 55 tác phẩm vẽ về Bác của họa sĩ Việt kiều Đào Trọng Lý
    Từ ngày 17/5 đến 22/5/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ” của họa sĩ Đào Trọng Lý.
  • Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ
    Tối 14/5, Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội 2024” (cụm 1) tiếp tục diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thành phố (quận Hà Đông), với những phần trình diễn ca múa nhạc đặc sắc, để lại ấn tượng và góp phần bồi đắp tình yêu quê hương đất nước tới công chúng.
“Người vợ cuối cùng” tái hiện chân thực làng quê miền Bắc ở thế kỷ 19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO