Người dân Nhật Bản ủng hộ mở cửa thị trường lao động

Nguyễn Thúc/HNM| 05/11/2018 12:17

Ngày 4-11, Hãng thông tấn Kyodo công bố kết quả thăm dò ý kiến cho thấy, đa số người dân Nhật Bản ủng hộ dự luật mở cửa hơn nữa thị trường lao động trong nước cho các lao động nước ngoài, đặc biệt làm những công việc nặng nhọc trong các ngành đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nhân lực như xây dựng, điều dưỡng viên. Có 51,3% số người được hỏi ủng hộ dự luật lao động vốn được nội các của Thủ tướng Shinzo Abe thông qua và trình Quốc hội hôm 2-11, vượt xa số ý kiến phản đối (39,5%).

Người dân Nhật Bản ủng hộ mở cửa thị trường lao động
Ảnh minh họa: Nikkei Asean Review

Thiếu hụt nhân công là thách thức Nhật Bản đang đối mặt do dân số già hóa. Dự luật nói trên quy định hai loại thị thực mới cho người nước ngoài làm việc trong những lĩnh vực thiếu lao động ở Nhật Bản. 

Loại thứ nhất dành cho những lao động có tay nghề và trình độ tiếng Nhật nhất định, được phép lưu trú đến 5 năm, song không được đưa gia đình đi cùng. 

Loại thứ hai dành cho lao động có tay nghề cao hơn, có thể đưa gia đình đi cùng và được cấp quyền cư trú.

Dự luật sẽ áp dụng trong hàng chục lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp, xây dựng, khách sạn, điều dưỡng... 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nhật Bản Takashi Yamashita cũng cho biết, sẽ không hạn chế số lao động nước ngoài. Một số dự đoán cho rằng, Nhật Bản có thể tiếp nhận thêm 500.000 lao động nước ngoài, tăng 40% so với 1,28 triệu (2% lực lượng lao động) hiện nay.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm dự ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW
    Sáng nay 2/7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chủ trì Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Ban Chỉ đạo và triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND xã Nội Bài xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND xã Nội Bài (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt quan trọng của xã Nội Bài (mới) để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
Đừng bỏ lỡ
Người dân Nhật Bản ủng hộ mở cửa thị trường lao động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO