Nhịp sống Hà Nội

Người dân Làng cổ Đường Lâm "khoe" ẩm thực truyền thống, tái hiện nhiều trò chơi dân gian đặc sắc

Quỳnh Chi 16/04/2024 20:12

Du khách đến với làng cổ Đường Lâm (xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) vừa được trải nghiệm các trò chơi dân gian độc đáo, hòa vào không gian Tết Hàn thực với nhiều ẩm thực mang dấu ấn văn hóa Xứ Đoài – Thăng Long – Hà Nội.

duong-lam-1-.jpg
Ban quản lý Làng cổ Đường Lâm vừa tổ chức chương trình Tết Hàn thực (mùng 3 tháng 3 năm Giáp Thìn) và các trò chơi dân gian tại đình Mông Phụ. (Ảnh: BTC)

Theo ông Nguyễn Đăng Thạo - Trưởng Ban quản lý Làng cổ Đường Lâm, tại đình Mông Phụ, xã Đường Lâm, đơn vị vừa tổ chức chương trình Tết Hàn thực (mùng 3 tháng 3 năm Giáp Thìn) và các trò chơi dân gian. Chương trình đã thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương bởi nét văn hóa độc đáo của làng cổ Đường Lâm nói riêng, Hà Nội nói chung.

duong-lam-17-.jpg
Trong không gian đình Mông Phụ - di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đã được xếp hạng năm 1984, chương trình diễn ra nhiều hoạt động, các trò chơi dân gian độc đáo. (Ảnh: BTC)

Chương trình diễn ra trong không gian đình Mông Phụ - di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đã được Nhà nước xếp hạng năm 1984. Cùng với chùa Mía, đình Mông Phụ là nơi thu hút du khách thập phương đến tham quan. Đây cũng là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật ở miền quê xứ Đoài xưa, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa du lịch của địa phương.

duong-lam-16-.jpg
10 đội thi đến từ các chi, tổ hội nông dân trên địa bàn xã Đường Lâm tham gia chương trình... (Ảnh: BTC)

Trưởng ban quản lý Làng cổ Đường Lâm cho biết thêm, làng cổ Đường Lâm hội tụ đầy đủ các yếu tố hấp dẫn để níu chân du khách khi tại đây có 21 di tích lịch sử, văn hóa gắn liền với các danh nhân, anh hùng dân tộc. Trong làng, còn rất nhiều ngôi nhà cổ được làm bằng đá ong độc đáo có tuổi đời hàng trăm năm.

duong-lam-15-.jpg
Hấp dẫn khi các đội chơi tái hiện hoạt động thi nấu cơm. (Ảnh: BTC)

Kể từ khi được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia (2005) và Điểm du lịch cấp thành phố (2019), thị xã Sơn Tây và xã Đường Lâm đã triển khai nhiều giải pháp để đánh thức tiềm năng du lịch cộng đồng, nâng cao nhận thức và trình độ làm du lịch cho người dân.

duong-lam-12-.jpg
Người lớn và trẻ nhỏ cùng thực hiện các công đoạn làm bánh trôi, bánh chay. (Ảnh: BTC)

Trong đó, Ban quản lý Làng cổ Đường Lâm thường xuyên tổ chức thi làm các sản phẩm du lịch của địa phương; mở chợ quê vào những ngày lễ, hội, cuối tuần; tạo ra những sản phẩm lưu niệm phong phú từ mây tre đan, gốm sứ, rơm rạ… để phục vụ khách tham quan.

duong-lam-11-.jpg
Các đội thi làm bánh trôi, bánh chay...(Ảnh: BTC)
duong-lam-10-.jpg
Sản phẩm làm ra vừa phải đảm bảo thơm ngon, đậm nét truyền thống. (Ảnh: BTC)

Trong khuôn khổ của chương trình Tết Hàn thực và các trò chơi dân gian tại đình Mông Phụ, người dân và du khách được trải nghiệm mua sắm tại chợ quê với những đặc sản mang hương vị riêng có của vùng đất Đường Lâm.

Nổi bật có kẹo dồi, kẹo lạc, chè lam; tham gia thi làm bánh trôi, bánh chay với 10 đội thi đến từ các chi, tổ hội nông dân trên địa bàn xã Đường Lâm; tổ chức các trò chơi dân gian như: nấu cơm thi, bịt mắt bắt vịt, bịt mắt đập niêu...

duong-lam-2-.jpg
Những chiếc bánh được xếp thành hình bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa. (Ảnh: BTC)
duong-lam-5-.jpg
Trang trí đẹp mắt... (Ảnh: BTC)
duong-lam-4-.jpg
Bánh trôi, bánh chay là ẩm thực truyền thống của người Việt nói chung... (Ảnh: BTC)
duong-lam-3-.jpg
...cũng là ẩm thực nổi tiếng tại làng cổ Đường Lâm nói riêng. (Ảnh: BTC)
duong-lam-14-.jpg
Trò chơi dân gian bịt mắt bắt vịt thu hút sự theo dõi của đông đảo người dân, du khách. (Ảnh: BTC)
duong-lam-13-.jpg
Các trò chơi dân gian đem đến không khí sôi động, tạo sự vui tươi với du khách đến với làng cổ Đường Lâm. (Ảnh: BTC)

Thông qua chương trình Tết Hàn thực và các trò chơi dân gian đã góp phần giúp cơ quan quản lý và chính quyền địa phương thực hiện công tác quản lý và bảo tồn di tích, thúc đẩy kinh tế, văn hóa, du lịch Làng cổ Đường Lâm ngày càng khởi sắc./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tây Hồ đã sẵn sàng cho lễ hội Sen Hà Nội 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 sẽ khai mạc tối nay, 12/7. Công tác chuẩn bị cho sự kiện đang được gấp rút hoàn thành để chào đón du khách tham quan, trải nghiệm và thưởng thức.
  • Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường qua các sản phẩm nghệ thuật từ vật liệu tái chế
    Nhằm tạo một sân chơi an toàn, bổ ích cho các em nhỏ trong dịp hè, Thư viện yêu thương (phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã triển khai nhiều hoạt động thu hút các bạn nhỏ tham gia. Chủ đề của các hoạt động tập trung vào xây dựng văn hóa đọc, khơi dậy tình yêu quê hương, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,…
  • “Suất ăn 0 đồng”: Hoạt động nhân văn, ý nghĩa tiếp sức mùa thi
    Nằm trong chuỗi các hoạt động tiếp sức cho thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Trung Giã phối hợp với các cá nhân, hộ gia đình tại Phố Nỷ (xã Trung giã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) tổ chức hàng trăm “suất ăn 0 đồng” phục vụ thí sinh, người nhà và các thành viên tham gia công tác tình nguyện phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT tại điểm thi trường THPT Trung Giã.
  • Thí sinh thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội tự tin có điểm cao với môn thi Ngữ văn
    Buổi thi Tốt nghiệp THPT năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hà Nội sáng 27/6 đã diễn ra an toàn, các thí sinh thể hiện sự tự tin và quyết tâm cao để có kết quả tốt nhất với “chướng ngại vật” đầu tiên là môn thi Ngữ văn (thời gian làm bài 120 phút).
  • Nhộn nhịp mùa sen Tây Hồ
    Những ngày tháng 6 Hà Nội liên tục đón những đợt nóng gay gắt nhưng không khí nhộn nhịp tại những đầm sen ở quanh khu vực Thung lũng hoa hồ Tây (quận Tây Hồ) vẫn không hề bị ảnh hưởng. Hàng trăm lượt du khách tìm đến chụp ảnh mỗi ngày đã tạo nên một bầu không khí vô cùng ấn tượng.
  • Cuộc thi video clip “Khám phá - Check in Đan Phượng”
    Nội dung của video clip giới thiệu những nét đặc sắc về lịch sử, văn hóa, ẩm thực, du lịch, lễ hội và môi trường sống, vùng đất, con người của thôn, tổ dân phố, cụm dân cư mình; giới thiệu mô hình, điểm check-in của thôn, tổ dân phố, cụm dân cư mình... ở huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Người dân Làng cổ Đường Lâm "khoe" ẩm thực truyền thống, tái hiện nhiều trò chơi dân gian đặc sắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO